ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I HÓA 9
ĐỀ 1
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chất vật lí nào không phải là tính chất vật lí của kim loại?
A.Tính đàn hồi. B.Tính dẫn điện.
C.Tính dẫn nhiệt. D.Tính ánh kim.
Câu 2: Khi cho kim loại đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng thì không thu
được sản phẩm nào?
A.CuSO4. B.H2. C.SO2. D.H2O
Câu 3: Khi nhúng thanh nhôm vào dung dịch nào thì không xẩy ra phản ứng hóa
học?
A.NaOH. B.H2SO4 loãng. C.MgSO4. D.FeSO4.
Câu 4: Xác định tổng hệ số của các chất trong phương trình hóa học sau:
Fe3O4 + CO → Fe + CO2↑
A.10 B.12 C.15 D.18
Câu 5: Chất nào không phải một loại thù hình của nguyên tố cacbon?
A.Kim cương. B.Than chì.
C.Khí cacbonic. D.Cacbon vô định hình.
Câu 6: Trong các phương trình hóa học, phương trình hóa học nào chưa đúng?
A. Fe + Cl2 FeCl2. B. Fe + S FeS
C. Cl2 + H2 2HCl D. 2P + 5O2 2P2O5
Câu 7: Mô tả hiện tượng xẩy ra khi nhúng giấy quỳ tím vào nước clo?
A. Không xẩy ra hiện tượng gì.
B. Giấy quỳ tím hóa đỏ.
C. Giấy quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.
D. Giấy quỳ tím mất màu.
Câu 8: Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1,2M. Hỏi dung
dịch sau phản ứng chứa những chất tan nào?
A. NaHCO3. B. NaHCO3 và Na2CO3.
C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.
Câu 9: Sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH B. H2SO4 loãng C. AlCl3 D. Mg(NO3)2
Câu 10: Khử hoàn toàn 16 gam một oxit sắt bằng khí CO dư. Sau phản ứng khối
lượng chất rắn giảm 4,8gam. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS.
Câu 11: Phản ứng nào là phản ứng tạo xỉ trong lò luyện gang?
A. CaO + CO2 CaCO3. B. CaO + SiO2 CaSiO3.
C. CaO + SO2 CaSO3 D. 2CaO + 2CO + O2 2CaCO3
Câu 12: “Sắt tây” là bề mặt sắt được phủ một lớp thiếc mỏng, để hạn chế sự ăn
mòn của sắt do tác động của môi trường. Người ta đã ứng dụng biện pháp nào để
bảo vệ kim loại sắt?
A. Sơn lên bề mặt kim loại sắt một chất bền.
B. Mạ lên bề mặt kim loại sắt một kim loại bền.
C. Chế tạo ra hợp kim sắt-thiếc ít bị ăn mòn.
D. Bôi lên bề mặt sắt một lớp dầu.
II.TỰ LUẬN
Bài 1.Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4
Bài 2. Trong phòng thí nghiệm khi cần điều chế một lượng nhỏ khí clo người ta
thường cho mangan oxit tác dụng với axit clohiđric đặc ở điều kiện nhiệt độ cao.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng trên.
b. Tính thể tích khí thu được khi cho 1,74g mangan oxit tác dụng với lượng axit
clohiđric đặc dư. Biết rằng hiệu suất của phản ứng điều chế là 80%.
Bài 3.Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại X (hóa trị III). Hòa tan hoàn toàn 2,22 gam A
vào một lượng dung dịch axit HCl dư thì thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Mặt khác
khi hòa tan hoàn toàn lượng chất A đó trong dung dịch NaOH dư thì thu được
0,672 lít khí H2 (đktc).
a. Xác định tên của kim loại X, tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
ban đầu.
b. Đốt hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp A trong không khí đến khi phản ứng xẩy ra
hoàn toàn thì thu được m gam oxit. Tính khối lượng khí CO (đktc) cần dùng để
khử hết m gam oxit về thành kim loại.