ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT: CẤU TẠO PHÂN TỬ CHẤT HỮU CƠ-
METAN-ETILEN-AXETILEN.
ĐỀ 2
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dãy nào chỉ chứa các hợp chất hữu cơ ?
A. CO, CO2, H2CO3, CaCO3. B. CO, CO2, CH4, C2H4.
C. CH4, C2H4, C2H2, CH4O. D. H2CO3, CaCO3, C2H2, CH4O.
Câu 2. Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố nào?
A. Chỉ chứa nguyên tố cacbon.
B. Chứa nguyên tố cacbon và hiđro.
C. Chứa nguyên tố cacbon, hiđro và oxi.
D. Chứa nguyên tố cacbon và oxi.
Câu 3. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon có khả năng liên
kết với nhau tạo thành mạch cacbon. Loại mạch cacbon nào sau đây không tồn
tại?
A. Mạch thẳng. B. Mạch nhánh.
C. Mạch gấp khúc. D. Mạch vòng.
Câu 4. Một hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo rút gọn là CH3-CH2-OH.
Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ đó.
A. C hóa trị IV, H hóa trị II, O hóa trị I.
B. C hóa trị II, H hóa trị I, O hóa trị II.
C. C hóa trị IV, H hóa trị I, O hóa trị II.
D. C hóa trị II, H hóa trị I, O hóa trị I.
Câu 5. Phát biểu nào sai khi nói về phản ứng đốt cháy khí metan trong không
khí?
A. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
B. Sản phẩm thu được là khí CO2 và hơi nước.
C. Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa.
D. Khi dẫn sản phẩm qua nước vôi trong dư thì không xẩy ra hiện tượng gì.
Câu 6. Tại sao trong thí nghiệm điều chế khí metan, có thể thu khí metan bằng
phương pháp đẩy nước ?
A. Do khí metan nhẹ hơn nước.
B. Do khí metan ít tan trong nước.
C. Do khí metan khó hóa lỏng.
D. Do khí metan nhẹ hơn không khí.
Câu 7. Trong quá trình chín của trái cây có sinh ra một loại khí X. Khí X có
khả năng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây, do đó làm cho những
quả xanh chín nhanh hơn. Vì vậy người ta thường sử dụng một lượng nhỏ khí
X để xúc tác cho quá trình chín của trái cây diễn ra nhanh hơn. Khí X là khí
nào?
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. metyl clorua.
Câu 8. Chất nào không phản ứng với etilen trong mọi điều kiện ?
A. nước brom. B. khí hiđro. C. khí clo. D. khí nitơ.
Câu 9. Mô tả hiện tượng xảy ra khi dẫn khí axetilen đến dư đi qua dung dịch
nước brom (màu da cam).
A. Màu của dung dịch đậm lên, chuyển sang màu nâu đỏ.
B. Dung dịch bị mất màu.
C. Màu của dung dịch không bị thay đổi.
D. Màu của dung dịch nhạt đi, chuyển sang màu vàng nhạt.
Câu 10. Khí axetilen cháy trong oxi thì tỏa rất nhiều nhiệt, nhiệt độ ngọn lửa
có thể lên đến 3000oC. Vì vậy axetilen được ứng dụng làm nhiên liệu trong đèn
xì oxi-axetilen để hàn cắt kim loại. PTHH biểu diễn phản ứng khi đốt cháy
nhiên liệu trong đèn xì là
A. C2H2 + O2 CO2 + H2O.
B. C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O.
C. 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O.
D. C2H4 + O2 CO2 + H2O.
II.TỰ LUẬN
Bài 1. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ sau: CH3Cl, CH4O,
C2H6, C2H6O.
Bài 2. Cho 1,28g canxi cacbua (chứa 20% tạp chất) tác dụng với nước dư.
a. Tính thể tích khí axetilen (đktc) thu được sau khi phản ứng kết thức.
b. Dẫn toàn bộ lượng khí axetilen đã điều chế trong phản ứng trên đi qua bình
nước brom dư. Có bao nhiêu gam brom đã phản ứng ?
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí etilen và axetilen, làm lạnh sản
phẩm thì thu được 0,9g nước và 1,344 lít khí CO2 (đktc).
a. Tính giá trị V và thành phần % của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Dẫn 1,344 lít khí CO2 (đktc) được sinh ra trong phản ứng đốt cháy đi qua
200ml dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 0,2M. Tính khối lượng muối thu sau phản
ứng.