Xử lí tình huống
• Tình huống 1:
Na luôn xây dựng kế hoạch cá nhân hằng tuần chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Khi kiểm tra và phát hiện mình chưa thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, Na tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lí. Thế nhưng, em gái Na luôn làm việc không theo kế hoạch. Na góp ý thì em Na nói: “Việc khó mới cần kế hoạch, còn việc hằng ngày không cần”.
Nếu là Na, em sẽ giải thích như thế nào để em gái thấy được lợi ích của việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?
• Tình huống 2:
Cốm, Na, Bin và Tin cùng nhau lập kế hoạch tập luyện tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ban đầu, cả nhóm tập rất chăm chỉ nhưng sau một tuần, Bin tỏ ra chán nản, thường xuyên đi muộn trong các buổi tập khiến kế hoạch của nhóm có nguy cơ không thực hiện được.
Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?
• Tình huống 3:
Chiều thứ Bảy được nghỉ học, Bin sang nhà Tin để rủ Tin đi đá bóng. Sang đến nơi, thấy Tin đang đọc sách, Bin trệu: “Cậu muốn trở thành mọt sách à? Học cả tuần rồi, thứ Bảy phải nghỉ ngơi, thư giãn chứ?”. Tin ôn tồn bảo: “Trong kế hoạch của mình, chiều nay là giờ tự học, học xong mình mới đi chơi”. Bin cố gắng thuyết phục bạn đi đá bóng nhưng Tin vẫn kiên quyết từ chối. Cuối cùng, Bin giận dỗi bỏ về.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
- Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ lấy kế hoạch của mình làm mẫu và khuyên em mình rằng: Việc lập kế hoạch là một điều quan trọng, nó giúp cho mình làm việc khoa học hơn, cẩn thận hơn và biết cách làm việc sao cho hợp lí để việc mình làm đạt hiệu quả cao nhất có thể.
- Tình huống 2: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ nhắc nhở Bin về việc Bin đang làm ảnh hưởng kế hoạch của cả nhóm và động viên, khích lệ bạn ấy để bạn ấy tích cực tham gia.
- Tình huống 3: Nếu là Bin, em sẽ đợi bạn đọc sách xong rồi cùng bạn đi chơi đá bóng.