Xử lí tình huống
• Tình huống 1:
Bố mẹ cho Bin 100 000 đồng để đi tham quan cùng lớp. Chuyến đi bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng mới đến 11 giờ trưa, Bin đã tiêu hết tiền. Bin không nhớ mình đã tiêu thế nào mà hết nhanh như vậy.
- Em có đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin không? Vì sao?
- Nếu là Bin, em sẽ chi tiêu như thế nào cho hợp lí?
• Tình huống 2:
Mẹ bảo Cốm nên đưa số tiền để dành để mẹ giúp mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Cốm phân vân với ý kiến của mẹ.
Nếu em là Cốm, em sẽ làm gì?
• Tình huống 3:
Tin được mẹ cho tiền để mua đồ dùng học tập nhưng Tin lại dùng tiền đó để mua đồ chơi.
Nếu là Tin, em sẽ sử dụng tiền như thế nào? Vì sao?
• Tình huống 4:
Tiền lì xì vào dịp Tết và tiền để dành, Na bỏ hết vào ống tiết kiệm. Vào năm học mới, Na đem số tiền này mua dụng cụ học tập. Em họ của Na sang chơi và xin bộ dụng cụ học tập cũ nhưng Na từ chối:“Không được! Bộ mới chị dùng, còn bộ này chị cất để dành”.
- Việc làm của Na hợp lí và chưa hợp lí chỗ nào? Vì sao?
- Em sẽ khuyên Na điều gì?
- Tình huống 1: Em không đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin vì Bin đã không biết cách sử dụng tiền hợp lí. Nếu là Bin, em sẽ chỉ mua đồ khi cần thiết như nước khi khát, …
- Tình huống 2: Nếu là Cốm, em sẽ đưa tiền cho mẹ vì đó là cách giúp Cốm tiết kiệm tiền.
- Tình huống 3: Nếu là Tin, em sẽ dùng tiền để mua đồ dùng học tập vì đồ dùng học tập để phục vụ học tập, còn đồ chơi chỉ để giải trí, có thể thay thế được.
- Tình huống 4: Việc làm của Na hợp lí ở chỗ Na đã biết tiết kiệm tiền nhưng chưa hợp lí ở chỗ đồ dùng của Na vẫn dùng tốt, Na đã mua bộ mới. Em sẽ khuyên Na không nên như thế, khi nào bộ đồ dùng không thể dùng được nữa hãy mua bộ mới, như thế sẽ hợp lí hơn.