Bài 1. Tính đơn điệu và cực trị của hàm số

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quoc Tran Anh Le

Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:

a) \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1\);

b) \(y =  - {x^3} + 2{x^2} - 5x + 3\).

Hà Quang Minh
26 tháng 3 2024 lúc 4:29

a) Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y' = {x^2} - 4x + 3,y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 4x + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = 1\end{array} \right.\)

Lập bảng biến thiên của hàm số:

Hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {3; + \infty } \right)\).

Hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {1;3} \right)\).

b) Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y' =  - 3{x^2} + 4x - 5\)

Vì \( - 3{x^2} + 4x - 5 =  - 3\left( {{x^2} - 2.\frac{2}{3} + \frac{4}{9}} \right) - \frac{{11}}{3} =  - 3{\left( {x - \frac{2}{3}} \right)^2} - \frac{{11}}{3} < 0\;\forall x \in \mathbb{R}\)

Do đó, \(y' < 0\;\forall x \in \mathbb{R}\).

Vậy hàm số \(y =  - {x^3} + 2{x^2} - 5x + 3\) nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\).