Thực hành tiếng Việt trang 20

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd):

a. 

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b. 

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

c.

Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Thanh An
7 tháng 2 lúc 11:06

Tham khảo!

a. Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Bích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Đây là phép điệp cấu trúc tám câu thơ cuối đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp điệp từ “buồn trông” để thể hiện nỗi buồn sâu sắc của Thúy Kiều. Từ “buồn trông” được lặp bốn lần như để thể hiện cho chúng ta thấy rằng tâm thế của Thúy Kiều đều đã bị gói trọn lại ở lầu Ngưng Bích. Ở nơi đây, Kiều chỉ biết lấy cảnh sắc thiên nhiên để diễn tả nỗi buồn sâu thẳm trong thâm tâm mình.

b. Điệp từ "mình" được lặp lại 3 lần nhấn mạnh, hằn sâu nỗi đau đớn và nỗi xót xa của Kiều. 

c. Điệp từ "cho" được lặp lại 6 lần nhấn mạnh bi kịch cuộc đời nàng. Mười lăm năm tha hương là mười lăm năm đoạn trường đầy gian truân của Thúy Kiều. Càng thương Kiều, Nguyễn Du càng yêu quý phẩm chất thanh cao, trong sạch của nàng. Ông đau xót cho một con người hồng nhan bạc mệnh.

xuân quỳnh
7 tháng 2 lúc 11:26

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng trong các đoạn thơ sau từ Truyện Kiều:

a. Trong đoạn thơ này, biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng để tăng cường sự nhấn mạnh và đồng điệu. Cụm từ "Buồn trông" được lặp lại liên tục, tạo ra một nhịp điệu như là một âm nhạc u buồn, nhấn mạnh vào tâm trạng của nhân vật khi nhìn vào những cảnh vật trầm buồn. Sự lặp lại này cũng làm nổi bật những yếu tố mà nhân vật đang phải đối diện, tăng cường sự tương tác với độc giả.

b. Trong đoạn này, lặp cấu trúc "Khi...Khi" giúp tạo ra sự tương phản và so sánh giữa hai trạng thái tâm trạng khác nhau của nhân vật: khi tỉnh rượu và khi sao phong gấm rủ. Biện pháp này cũng làm nổi bật sự thay đổi và phức tạp trong tâm trạng của nhân vật, từ sự thư thả và thoải mái khi say rượu đến sự chấp nhận và tự thương khi tỉnh lại.

c. Trong đoạn này, biện pháp tu từ lặp cấu trúc "Đã cho lấy...Đã đày vào" tạo ra sự nhấn mạnh và cân nhắc, đặc biệt là trong việc diễn đạt sự hối tiếc và tiếc nuối của nhân vật. Sự lặp lại này cũng làm nổi bật sự đau đớn và cảm xúc của nhân vật trước quyết định và kết quả của cuộc đời.