Cho các chất sau : Na2O, MgO, HBr, H2CO3, CaBr2.
Hãy xác định loại liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong các phân tử trên. Viết sự hình thành của liên kết ion đối với hợp chất ion, viết công thứ electron và công thứ cấu tạo đối với hợp chất cộng hóa trị trong các phân tử trên. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên.
1. Một ion M3+ có tổng số hạt (electron, nơtron, proton) bằng 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19.
a. Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn.
b. Viết cấu hình electron của các ion do M tạo ra.
2. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.
a. Xác định R biết a:b=11:4.
b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.
c. Xác định loại liên kết hóa học của R với hiđro và của R với oxi trong hai hợp chất trên.
Oxit cao nhất của ngtố R có dạng R2O5. Hợp chất khí của R với hiđro chứa 91,18% R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố đó?.
HD: Bước 1: Từ CT oxit cao nhất → CT hợp chất khí với hiđro
Bước 2: Tính % nguyên tố H
Bước 3: Thay các giá trị vào công thức
%RMR= %H3.MH%𝑹𝑴𝑹= %𝑯𝟑.𝑴𝑯
Bước 4: Tìm R → kết luận
Viết CHe và xác định vị trí của nguyên tố mà nguyên tử có z là:13,18?
nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm IA , nguyên tố Y thuộc chu kì 3 nhóm VIIA : a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X và Y ; b) Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử tạo bởi 2 nguyên tố X và Y
R là nguyên tố nhóm A , công thức hợp chất khí của R với hiđro là RH3 . Trong hợp chất ôxit cao nhất của R , oxi chiếm 56,34% về khối lượng : a) xác định tên của R ; b) viết công thức electron , công thức cấu tạo phân tử hợp chất của R với hidro
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì ?
Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì ? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì ?
Cho cấu hình e ngoài cùng của các nguyên tử sau là:
A : 3s1 B : 4s2
a) Viết cấu hình e của chúng. Tìm A, B.
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho A, B tác dụng: H2O, dung dịch HCl, clo, lưu huỳnh, oxi