cho các nguyên tố X,Y có số thứ tự lần lượt là 8 , 11 . Viết công thức ôxit , hiđroxit có thể có giữa các nguyên tố trên , cho biết chúng có tính axit hay bazo ?
cho các nguyên tố X,Y có số thứ tự lần lượt là 8 , 11 . Viết công thức ôxit , hiđroxit có thể có giữa các nguyên tố trên , cho biết chúng có tính axit hay bazo ?
HD: X là O, Y là Na.
CT oxit: Na2O, Hidroxit: NaOH cả 2 đều có tính bazo.
X=O=8(phi kim)
Y=Na=11( kim loại)
Ct với oxit:Na2O. Với hidroxit NaOH >> oxit và hidroxit có tính bazo vì Na là kim loại
R là nguyên tố nhóm A , công thức hợp chất khí của R với hiđro là RH3 . Trong hợp chất ôxit cao nhất của R , oxi chiếm 56,34% về khối lượng : a) xác định tên của R ; b) viết công thức electron , công thức cấu tạo phân tử hợp chất của R với hidro
HD:
CT oxit cao nhất của R với oxi là R2O5 (suy ra từ RH3).
Ta có: 80/(2R+80) = 0,5634 suy ra: R = 14 (N).
cấu tạo:
Hóa trị cao nhất vs khí H là 3
>> hóa trị cao nhất vs O là 8_3=5
>>hợp chất vs oxit cao nhất là R2O5
Có %mO=56.34%
Xét tỉ số MO/Mo+MR =%mo
Hay80/80+2×MR=0.5634
>>MR=14(N)
>>hợp chất vs oxit cao nhất là N2O5
b) hợp chất vs H là NH3
nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm IA , nguyên tố Y thuộc chu kì 3 nhóm VIIA : a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X và Y ; b) Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử tạo bởi 2 nguyên tố X và Y
HD:
X là nguyên tố Na: 1s22s22p63s1
Y là nguyên tố Cl: 1s22s22p63s23p5
Na. + Cl (7 e) ---> Na:Cl
1. Một ion M3+ có tổng số hạt (electron, nơtron, proton) bằng 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19.
a. Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn.
b. Viết cấu hình electron của các ion do M tạo ra.
2. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.
a. Xác định R biết a:b=11:4.
b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.
c. Xác định loại liên kết hóa học của R với hiđro và của R với oxi trong hai hợp chất trên.
1/Đặt Z, N lần lượt là số hạt p, n có trong nguyên tử M
ta có hệ phương trình
\(\begin{cases}2Z+N=79+3\\2Z-N=19+3\end{cases}\)\(\Rightarrow\begin{cases}Z=26\\N=30\end{cases}\)
a. Cấu hình electron nguyên tử của M là: 1s22s22p63s23p63d64s2
M ở ô thứ 26, chu kì 4 nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron của ion Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d6
Cấu hình electron của ion Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5
2.
Vì R tạo được hợp chất khí với H nên R là phi kim.
Giả sử R thuộc nhóm x (x\(\ge\)4).
Theo giả thiết
công thức của R với H là RH8-x \(\Rightarrow\)a=\(\frac{R}{R+8-x}.100\)
công thức oxit cao nhất của R là R2Ox
\(\Rightarrow\) b=\(\frac{2R}{2R+16x}.100\) \(\Leftrightarrow\) b= \(\frac{R}{R+8x}.100\)
suy ra \(\frac{a}{b}=\frac{R+8x}{R+8-x}=\frac{11}{4}\)\(\Leftrightarrow R=\frac{43x-88}{7}\)
Xét bảng
a/ Vậy R là C
b/
Công thức của R với H là CH4
Công thức electron ; Công thức cấu tạo
Oxti cao nhất của R là CO2
Công thức electron O:: C ::O; Công thức cấu tạo O=C=O
c.
Trong hợp chất CH4 có \(\Delta\chi=\chi_C-\chi_H\)=2,55-0,22=0,35<0,4 nên liên kết giữa C-H là liên kết cộng hóa trị không cực
Trong hợp chất CO2 có 0, \(\Delta\chi=\chi_O-\chi_C\) =3,44-2,55=0,89
\(\Rightarrow\) 0,4<\(\Delta\chi=0,89\)<1,7 nên liên kết giữa C=O là liên kết cộng hóa trị phân cực
tổng số khối của 3 kim loại A,B,C kế tiếp nhau trong 1 chu kì bằng 74 .tìm vị trí A,B,C trong bảng tuần hoàn hóa học
Cho các chất sau : Na2O, MgO, HBr, H2CO3, CaBr2.
Hãy xác định loại liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong các phân tử trên. Viết sự hình thành của liên kết ion đối với hợp chất ion, viết công thứ electron và công thứ cấu tạo đối với hợp chất cộng hóa trị trong các phân tử trên. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên.
hòa tan hoàn toàn 4,6g 1 kim loại kiềm trong dd HCL thu được 1,32l khí (đktc).Xđ tên kim loại kìm trên
bài này ko khó đâu nha
đặt kim loại cần tìm là X
khí thoát ra là hidro : nH2= 1.32/22.4\(\approx\)0.058 mol
pt: 2X +2HCl --> 2XCl + H2
0.116 0.058
Mx= 4.6/0.116\(\approx\) 39g/mol
vậy X là K
Cho 5,55g kim loại X thuộc nhóm IA vào H2O thu được khí A .cho khí A này qua CuO đun nóng thì thu được 25,6g Cu.tìm X
ta có pt
x+ h20 -> xoh +1/2 h2 (1)
cuo + h2- cu +h20 (2)
ncu = 25.6/64 =0.4 (mol)
=> n h2 =0.4 (mol)
thay vào phương trình 1 ta có : 2n h2 =n x = 0.4*2 =0.8 (mol)
=> khối lượng mol của x là : 5.55 /0.8 = 6.94 => nguyên tố X là Li
Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm Na và K vào nước thu được dung dịch A và 3,92 lít khí hidro (dktc) Trung hòa bằng dung dịch HCL vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,875 gam hỗn hợp muối khan Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu .
Mình đang cần gấp lắm ai có thể giải được mình cảm ơn
mình cần giải gấp khoảng 1 tiếng ai có thể giải giùm mình được ko
hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 muối MCO3 và MSO3 (tỉ lệ mol 1:1 ) bằng dung dich HCl 14,6% vừa đủ thu đươc dung dich muối có nồng độ là 23,276% .Xác đinh tên kim loai