1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Cảnh Khuya
- Thời gian: 1947
- Địa điểm: chiến khu Việt Bắc
- Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.
2. Thể thơ
- Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt của bài thơ Cảnh khuya là miêu tả và biểu cảm.
4. Bố cục bài thơ Cảnh khuya
STT Giới hạn Nội dung Phần 1 Hai câu thơ đầu Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng. Phần 2 Hai câu thơ cuối Hình ảnh người thi nhân trong đêm trăng sáng với những suy tư.5. Giá trị nội dung bài thơ Cảnh khuya
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
6. Giá trị nghệ thuật bài thơ Cảnh Khuya
- Sử dụng lời thơ, hình ảnh thơ tự nhiên, bình dị, gần gũi.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, không hoa mĩ, cầu kì.
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.
2. Ngôn ngữ
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết bằng chữ Nôm
3. Thể thơ
- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
4. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Gồm 3 phần:
STT Giới hạn Nội dung Phần 1 Câu thơ 1 Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà Phần 2 Câu thơ 2 đến câu thơ 7 Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà Phần 3 Câu thơ cuối Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn6. Giá trị nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà
Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học- Sử dụng
1. Hoàn cảnh ra đời
Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
2. Ngôn ngữ
Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng chữ Nôm
3. Thể thơ
- Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:
Gồm có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ Thường triển khai nội dung theo bố cục đề - thực - luận - kết4. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
5. Bố cục bài thơ Qua Đèo Ngang
- Gồm 4 phần:
STT Giới hạn Nội dung Phần đề Câu thơ 1 và 2 Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang Phần thực Câu thơ 3 và 4 Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang Phần luận Câu thơ 5 và 6 Tâm trạng của tác giả Phần kết Câu thơ 7 và 8 Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả3. Giá trị nội dung
bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ ụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ… đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Bánh trôi nước1. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
2. Đề tài
- Vịnh vật: bánh trồi nước
3. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ miêu tả và biểu cảm
4. Giá trị nội dung bài thơ Bánh trôi nước
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
5. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
Rằm thắng giêng
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người
3. Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Sử dụng điệp từ
-Tiếng GÀ TRƯA
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quân
- Phần 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu
- Phần 3 (2 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tư
3. Giá trị nội dung
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên
- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
- Sử dụng điệp từ Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên