I/ TRẮC NGHIỆM
1/ Trái Đất là hành tinh thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A.Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
2/ Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua:
A.Niu-Iooc (Mĩ).
B.Tô-ki-ô (Nhật Bản).
C.Tháp Ép-phen (Pháp).
D. Đài thiên văn Grin-uýt (Anh).
3/ Vĩ tuyến gốc là:
A.Vĩ tuyến lớn nhất (Xích đạo).
B.Vĩ tuyến nhỏ nhất.
C. Vĩ tuyến 90 0 .
D. Vĩ tuyến 30 0 .
4/ Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là:
A.Những kinh tuyến Bắc.
B. Những kinh tuyến Nam.
C. Những kinh tuyến Đông.
D. Những kinh tuyến Tây.
5/ Trên quả Địa Cầu, nước ta nằm ở:
A.Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
B.Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
6/ Bản đồ có tỉ lệ 1:500000, hỏi 3cm tên bản đồ ứng với khoảng cách trên thực địa
là bao nhiêu?
A.1,5km.
B. 150km.
C. 15km.
D. 1500km.
7/ Để thể hiện sân bay, hải cảng trên bản đồ dùng kí hiệu gì?
A.Kí hiệu đường.
B.Kí hiệu diện tích
C. Kí hiệu điểm.
D. Kí hiệu chữ cái.
8/Dạng kí hiệu hình học thường dùng để thể hiện đối tượng địa lí nào?
A.Các mỏ khoáng sản.
B.Mạng lưới sông ngòi
C.Vùng trồng lúa
D. Nhà máy.
9/ Vị trí của một điểm trên bản đồ (hay quả Địa cầu) được xác định:
A.Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
B.Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
C.Theo phương hướng trên bản đồ.
D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
10/ Con người sinh sống ở lớp nào của Trái Đất?
A.Lớp lõi.
B.Lớp trung gian
C.Lớp vỏ.
D. Cả 3 lớp.
11/Núi già có đặc điểm:
A.Đỉnh tròn, sườn thoải.
B.Đỉnh nhọn, sườn thoải.
C.Đỉnh nhọn, sườn dốc.
D.Đỉnh tròn, sườn dốc.
12/Các số ghi độ cao trên bản đồ là:
A.Độ cao tương đối.
B.Độ cao tuyệt đối
C.A đúng, B sai.
D.A và B đúng.