Xác định A,B,C,D và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau :
\(A\rightarrow B\rightarrow C\rightarrow D\rightarrow E\rightarrow F\rightarrow A\)
Biết A là hợp chất kim loại. B,C,D,E,F là một hợp chất vô cơ đã học và chúng đều thuộc kim loại A
Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G sao cho phù hợp và hoàn thành các PTHH sau:
Fe\(_{nóng đỏ}\) +O\(_2\) \(\underrightarrow{t^0}\) A
A + HCl \(\rightarrow\) B + C +H\(_2O\)
B + NaOH \(\rightarrow\) D +G
C + NaOH \(\rightarrow\) E + G
D + O\(_2\) +H\(_2\)O \(\rightarrow\) E
E \(\underrightarrow{t^0}\) F + H\(_2\)O
(A)+(B)-->(C)
(C)+(D)-->(E)
(C)+(F)+(D)-->(G)+(H)
(E)+(F)-->(G)+(H)
Biết rằng (A) là oxit của Nguyên tố X và thành phần% oxi chiếm 50% ; (H) làm đỏ quỳ tím và tác dụng với AgNO3 tạo kết tủa trắng
A \(\rightarrow\) B + C + D
C + E \(\rightarrow\) G + H + I
A + E \(\rightarrow\) K + G + I + H
K + H \(\rightarrow\) L + I + M
Biết rằng : - D,I,M là các đơn chất khí, khí I có tỉ khối so với khí CH4 là 4,4375
- Để trung hòa 2,8 g chất kiềm L thì cần 200 ml dd HCl 0,25 M
Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
Phi kim \(\rightarrow\) oxit axit ( 1 ) \(\rightarrow\) oxit axit ( 2 ) \(\rightarrow\) axit \(\rightarrow\) muối tan \(\rightarrow\) muối không tan
a. Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên các chất trong sơ đồ trên.
b. Viết phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.
Viết 4 phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hóa sau:
\(Mg\rightarrow X\underrightarrow{+NaOH}Y\rightarrow Z\rightarrow T\rightarrow Mg\)
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất vô cơ của nguyên tố Mg và \(M_Y< M_T< M_Z< M_X\)
\(C_nH_{2n+2}\rightarrow|^{X_1\rightarrow X_2\rightarrow X_3}_{Y_1\rightarrow Y_2\rightarrow Y_3}\)
Hoàn thành sơ đồ phản ứng dạng CTCT và ghi rõ điều kiện biết X3 và Y3 có cùng CTPT là C2H6O và X1, Y1, ... chỉ chứa C, H, O
Câu 1: Hỗn hợp rắn A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D, thấy phản ứng tạo kết tủa. Dẫn khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan G bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch F, một chất khí không màu mùi hắc và còn một phần G không tan hết. Cho dung dịch F tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa H. Nung H trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn K. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Xác định các chất trong B, D, E, G, F, H, K và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong chuỗi thí nghiệm trên.
xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
(1) A + H2O ----> B
(2) B + H2SO4 ------> C
(3) C + E ------> H
(4) B + H2SO4 ------> D
(5) D + F --------> H
(6) C + G -------> D
Biết H là muối không tan trong axit mạnh, A là kim loại hoạt động hóa học mạnh, khi cháy ngọn lửa có màu vàng