- Sơ đồ tạo thành ion H+ từ nitric acid (HNO3):
\(HNO_3+H^++NO_3^-\)
- Sơ đồ tạo thành ion H+ từ nitric acid (HNO3):
\(HNO_3+H^++NO_3^-\)
Nêu đặc điểm chung về thành phần phân tử của các acid.
Khi thảo luận về tác dụng của dung dịch acid với quỳ tím có hai ý kiến sau:
a) Nước làm quỳ tím đổi màu.
b) Dung dịch acid làm quỳ tím đổi màu.
Đề xuất một thí nghiệm để xác định ý kiến đúng trong hai ý kiến trên.
Dựa vào hình 8.2, nêu một số ứng dụng của hydrochloric acid.
Dựa vào hình 8.3, nêu một số ứng dụng của sulfuric acid.
Dựa vào hình 8.4, nêu một số ứng dụng của acetic acid.
Viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Zn.
b) Dung dịch HCl loãng tác dụng với Mg.
Chuẩn bị
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
● Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, Zn viên.
Tiến hành
● Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch HCl loãng.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra.
● Những dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa dung dịch HCl và Zn?
Người ta thường tránh muối dưa, cà trong các dụng cụ làm bằng nhôm. Cho biết lí do của việc làm trên.
Nêu tên một số món ăn có sử dụng giấm ăn trong quá trình chế biến.