Văn bản ngữ văn 7

Hinamori Amu

Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận cái hay cái đẹp của câu tục ngữ "đói cho sạch rách cho thơm"

Vũ Hà Khánh Linh
19 tháng 1 2017 lúc 21:44
Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao,tục ngữ.Nói về lối sống thanh cao và việc giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn,người xưa có câu : “Đói cho sạch,rách cho thơm”.
Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày là “ăn” và “mặc” để thông qua đó phản ánh quan niệm sống.Trong xã hội phong kiến,người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường,rẻ rúng.Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn : “Bần cùng sinh đạo tặc” hay “Đói ăn vụng,túng làm càn”.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh,còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh,trong sạch của ông cha.
Lúc đói,bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống.Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ ? Khi nghèo nàn,rách rưới,mấy người còn nghĩ tới thơm tho ? Câu tục ngữ này không chỉ đề cập đến cái đói,cái rách mà cao hơn thế,nó nêu lên một triết lí sống,một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.
Câu tục ngữ lấy “đói” và “rách” là hai biểu hiện cụ thể nhất,tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sống gian truân,vất vả.Nước ta là một nước nông nghiệp,trước đây hơn chín mươi phần trăm dân số sống bằng nghề làm ruộng.Quanh năm họ dãi dầu nắng mưa,đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai,hạt lúa.Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu gạo,thuế nặng,bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị.Suốt đời,người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ,ấm no ?
Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy,nếu không giữ gìn phẩm giá,con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.
Trong hoàn cảnh ấy,những lời khuyên nhủ,những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết.Người lao động khuyên nhau,nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch,đúng với bản chất thiên lương,sao cho khỏi “cúi xuống thẹn đất,ngẩng lên thẹn trời” và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.
Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột;là sự tự khẳng định và đề cao lối sống thanh cao của người lao động,không một uy lực nào,một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.
Trong sạch trong lối sống,trong nếp nghĩ.Thơm tho trên phương diện danh dự,đạo lí làm người.Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi,Cao Bá Quát,Nguyễn Công Trứ,Nguyễn Khuyến…Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại.Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.
Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:44
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:45

+ Những từ (đói, sạch, rách, thơm) tự nó là 1 nghĩa đen:
- Ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch, rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc.
- Dù đói đến đâu,trước khi ăn cũng phải rửa tay cho sạch. Quần áo dù rách cũng phải giặt cho thơm, ăn mặc sạch sẽ chỉnh tề.
- Có đói thì ăn cái gì thì phải cho sạch sẽ, tuy mặc cái gì rách nhưng cũng phải thơm.
- Xét về nghĩa khi đói cũng phải giữ gìn cơ thể, tâm hồn cho sạch sẽ, khi rách cũng không được dơ bẩn, không ôi thối, chứ làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói..
+ Còn 1 nghĩa bóng nữa là nói rằng cho dù có phải lâm vào cảnh đường cùng, bế tắc như thế nào đi nữa thì chúng ta phải giữ lòng dạ mình cho trong sạch, phải giữ cho được phẩm chất đạo đức danh dự nhân cách, không làm những việc mà ta cảm thấy xã hội và mọi người không thể chấp nhận, và nhất là lương tri lương tâm trong chính con người ta không bị cắn rứt (thêm nữa, câu này chỉ khuyên được những người nào vẫn còn lương tâm để cắn rứt, còn những người không có lương tâm thì không thể cắn rứt được cho nên khỏi cần bàn).
Điển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám dổ...
Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức...
----> Cụ thể là các anh hùng dân tộc trong lịch sử, cổ đại và hiện đại,
----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Giấy rách phải giữ lấy lề
Thà chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chết trong hơn sống đục
Cây ngay không sợ chết đứng
Có đức mặc sức mà ăn


"Khi đói thì đầu gối phải bò" là câu số 2 - Câu này dễ hiểu. Là câu chính xác trong thời đại hiện nay. Vì trong mỗi con người đầy dẫy ích kỷ, tư tưởng thấp hèn, không có những tư tưởng cao thượng như người xưa qua câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Chẳng lẽ chỉ vì thơm và sạch mà phải chịu đói chịu rách cho khổ sở cái thân xác sao?
-----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Tham sống sợ chết
Có thực mới vực được đạo
Mật ngọt chết ruồi
Nghèo sinh loạn, Giàu sinh tật
Tham giàu, phụ khó. Tham sang, phụ bần

==> Bn có thể dựa vào cái này để tự làm

Bình luận (0)
_silverlining
20 tháng 1 2017 lúc 10:24

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
spade z sess
Xem chi tiết
Một người bình thường vô...
Xem chi tiết
tùng tiến
Xem chi tiết
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Hải
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Kenna Nguyễn
Xem chi tiết
hoang thi truong giang
Xem chi tiết
Phạm Ninh Lam Ngọc
Xem chi tiết