Có nghĩa là: nếu có nghèo khó thì cũng đừng đi làm những việc ăn cắp hay những việc bẩn thỉu mà phải tự kiếm tiền từ đôi tay của mình, mặc dù mình nghèo nhưng cứ làm những việc đúng với lương tâm của một con người. Như vậy, mình sẽ được người khác tôn trọng và yêu mến.
tick mình nha
câu tục ngữ này muốn nói khi sống trên đời này phải có phẩm chất tốt đẹp, dù nghèo nhưng không làm những điều xấu xa. đừng vì lợi mà đánh quên cả phẩm chất của mình
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.
mình đưa ra các gợi ý nha: "Đói cho sạch rách cho thơm"
MB: Trong túi khôn của nhân dân ta, đã có biết bao nhiêu những bài học quý giá về cách làm người, cách duy trì và nâng cao đạo đức sống để rồi có được cuộc sống mới là nhờ hôm nay nhưng em vẫn yêu thích nhật câu tục ngữ: "..."
TB: - Câu tục ngữ chỉ vẻn vẹn 6 chữ, gồm hai vế đối nhau rất hoàn chỉnh, các vế bổ sung ý nghĩa cho nhau để gửi gắm đến mọi người 1 bài học, 1 chìa khóa quý giá về đạo lý sống làm người.
- Vậy đầu tiên ta cần hiểu như thế nào là đơi cho sạch, như thế nào là rách cho thơm? Nó bao gồm 2 nghĩa chính:
+> Nét nghĩa 1: Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta dù đói khổ cũng phải biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. Phải ăn chín uống sôi. Áo quần giặt giũ sạch sẽ, thơm tho.
+> Nét nghĩa 2: Ông cha căn dặn phải biết giữ mình trong mọi hoàn cảnh dù nghèo đói đến rách rưới, dù khốn khổ đến mức bị dồn đẩy tới 4 bức tường của cơm áo gạo tiền, hay dù chẳng may ốm đau, bệnh tật, vv... tất cả đều phải biết sống trong sạch, phải giữ được phẩm chất cao đẹp bất biến của cuộc đời người như một quy luật sẵn có, không gì khiến mình có thay đổi được...
- Tại sao lại vậy? Vì đối với những người lao động, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu, nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ: và điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người đem lại cho chúng ta một tinh thần hăng hái, vui tươi không lo âu, sợ hãi...
( Đưa ra những dẫn chứng) Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
( vì trong văn giải thích cần phải đặt câu hỏi để giải thích nên bạn nhớ đặt câu hỏi nha! MÌNH LẬP SẴN 1 VÀI CÂU RỒI ĐÓ )
KB: -Vì vậy xin mọi người hãy biết....
- Qua đó, ta thấy câu tục ngữ của ông cha ta mang tính nhân văn sâu sắc, đây là đạo lý sống cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
Nếu hay nhớ tick nha!!!