Châu Âu thế kỷ XIX, bệnh bạch hầu thường được mô tả dưới dạng thần chết, tay cầm lưỡi hái gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp mọi nơi. Điều nguy hiểm là triệu chứng của bạch hầu ban đầu thường đơn giản như cảm lạnh, rất khó nhận ra. Người bệnh chỉ bị sốt, nhức đầu và viêm họng.
Nhiều nghiên cứu đã thất bại nhưng các thầy thuốc vẫn ngày đêm ráng sức tìm ra thuốc chống lại căn bệnh nan y này. Năm 1894, hiệu lực của kháng độc tố bạch hầu được công bố. Tia hy vọng mới mở ra làm xôn xao ngành dược thế giới. Các dược sĩ ở cả châu Âu và châu Mỹ đều dồn sức theo đuổi việc đưa phát minh mới này vào ứng dụng sản xuất.
Cuối cùng, Emil Adolf von Behring tìm ra phương án khả thi ở huyết thanh. Trong cuộc chiến chống lại bệnh tật và tử thần, các thầy thuốc đã tìm thấy một con đường mới, một vũ khí mới mà sau này sẽ được ứng dụng rất rộng rãi trong y học.
Năm 1895, một năm sau phát minh về hiệu lực kháng độc tố bạch hầu, hàng ngàn đứa trẻ được cứu sống, đánh dấu một mốc son chói lọi trong ngành dược thế giới.