THAM KHẢO NHÉ BẠN
Tôi đi học là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường .
Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu. Đó là một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh: Buổi tựu trường xa xưa ấy thật đáng nhớ, cậu con trai bé bỏng được mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi. Con đường đi đến trường là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần nhưng tự nhiên chú bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi lẽ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Chú bé bảy tám tuổi cảm thấy mình đã khôn, không còn chơi bời lêu lổng lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
Làm sao quên được buổi tựu trường xa xưa đó. Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo vải dù đen dài, cầm trong tay hai quyển vở mới. Chú thêm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, rồi một quyển vở Xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ, tâm lý ấy của nhân vật tôi đã thoáng qua trí nhớ của mình một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh duyên dáng quá, không hề sáo mòn, công thức: so sánh cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước được so sánh với làn mây lướt ngang trên ngọn núi đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ trong sáng của nhân vật tôi.
Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình.
Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói…, các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng… càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.
Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên… Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim… Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế.
Bằng trang hồi ức của mình, Thanh Tịnh đã diễn tả những kỷ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian, không gian: lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.
Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi đi học là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh, in trong tập Quê mẹ và được xuất bản năm 1941. Đây là một truyện ngắn thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường .
Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu. Đó là một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh: Buổi tựu trường xa xưa ấy thật đáng nhớ, cậu con trai bé bỏng được mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi. Con đường đi đến trường là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần nhưng tự nhiên chú bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi lẽ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Chú bé bảy tám tuổi cảm thấy mình đã khôn, không còn chơi bời lêu lổng lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
Làm sao quên được buổi tựu trường xa xưa đó. Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo vải dù đen dài, cầm trong tay hai quyển vở mới. Chú thêm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, rồi một quyển vở Xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ, tâm lý ấy của nhân vật tôi đã thoáng qua trí nhớ của mình một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh duyên dáng quá, không hề sáo mòn, công thức: so sánh cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước được so sánh với làn mây lướt ngang trên ngọn núi đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ trong sáng của nhân vật tôi.
Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên
Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói…, các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng… càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.
Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên… Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim… Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế.
Bằng trang hồi ức của mình, Thanh Tịnh đã diễn tả những kỷ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian, không gian: lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.
Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.