Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hakito

Viết đoạn văn phân tích 4 câu thơ cuối bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt

gần thi rồi giúp mk nhanh nhé. Mk cảm ơn nhiều

minh nguyet
22 tháng 12 2018 lúc 19:36

Bạn tham khảo:

Một đứa con xa quê hương, một đứa cháu xa bà luôn luôn thường trực trong nỗi nhớ về “Bếp lửa” – về tình yêu ấm nồng tưởng như cái lạnh cái cô đơn ở quê người cũng đôi chút vợi đi vậy. Nhưng nhớ về cái “Bếp lửa” phải chăng cũng đồng nghĩa với việc nhớ quê nhà, nhớ về bà đồng nghĩa với việc nhớ về tổ ấm gia đình với niềm vui sum họp.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngã

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Trong tình cảm của bà có tình cảm của đất nước, tác giả nhớ đến tình bà cũng là nhớ đến đất nước quê hương. Có người từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Nói như vậy có nghĩa là tình cảm của bà trở nên lòng yêu Tổ quốc là một ẩn dụ của tình cảm của đất nước dành cho những người xa quê. Hành trình từ “Bếp lửa” đến “Bếp lửa” là hành trình của giọt nước hoà vào suối và đổ ra sông… Càng ngày càng thiêng liêng, cao cả. “Bếp lửa” là một dòng hồi tưởng “chờn vờn”, “nồng đượm”, rực sáng mãi không thôi trong lòng những người dù chỉ đến với nó một lần. Làm sao chúng ta sống lại tuổi ấu thơ cảm động bên người bà yêu dấu với tình thương bao la, sâu đậm ở một miền quê còn nhiều đau khổ. Một ngọn lửa mãnh liệt như vậy liệu có bao giờ vụt tắt được chăng?


Các câu hỏi tương tự
Liên
Xem chi tiết
dangkhoi
Xem chi tiết
Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
my nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Thanh Thư
Xem chi tiết
Lý văn cuẫn
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phụng
Xem chi tiết