Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Musion Vera

viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ " quê hương " đoạn từ "làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới" đến "rướn thân trắng bao la thu góp gió"

Phạm Thị Thùy Linh
24 tháng 5 2019 lúc 22:20

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

2 câu thơ đầu giới thiệu ngắn gọn về quê hương nhưng cũng đủ để người đọc hình dung những nét đặc trưng của làng chài ven biển.

Bằng cách nói ước chừng của dân gian, nhà thơ cho chúng ta hình dung về một làng quê gắn với sông nước , biển cả,... Chính vì vậy người dân nơi đây nói chung và nhà thơ nói riêng đều tự coi mình là những người con của biển, dành cho biển tình yêu sâu đậm và có lẽ vì thế, hình ảnh quê hương vẫn luôn là hành trang để nhà thơ mang theo mỗi khi xa quê.

Nỗi nhớ quê hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ , bắt đầu bằng khung cảnh của buổi ra khơi nơi miền biển :

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng đưa thuyền đi đánh cá

Bằng các tính từ : nhẹ , trong , hồng, nét bút của nhà thơ đã dựng lên một bức tranh làng quê đẹp , yên ả, thanh bình và tươi sáng, báo hiệu một chuyến ra khơi thuận lợi. Hai câu thơ cũng thấp thoáng thể hiện niềm tin tưởng , sự hào hứng và tư thế sẵn sàng đi chinh phục biển khơi. Trung tâm của chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong trí mường tượng của nhà thơ xa quê, tác giả như còn được thấy con thuền "hăng", "phăng", "mạnh mẽ vượt trường giang" . Bằng một loạt các tính từ , động từ mạnh , nhà thơ đã họa lại khí thế vượt biển hào hứng và dũng mãnh của cả đoàn thuyền khiến con thuyền mang vẻ đẹp hùng tráng đến bất ngờ. Cả đoàn thuyền nối nhau ra khơi mạnh mẽ và trẻ trung như những chàng trai miền biển mang theo ước mơ và niềm tin về một chuyến ra khơi đầy hứa hẹn.

Có lẽ, nhà thơ Tế Hanh đã từng là một trong những chàng trai " Phăng mái chèo" năm nào nên ông không chỉ miêu tả đặc sắc về con thuyền mà ông còn có những khám phá bất ngờ về cánh buồm giúp thuyền vươn mình ra khơi :

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm được so sánh như mảnh hồn làng, là một hình ảnh đầy sức sáng tạo của Tế Hanh. Vốn là một vật thể hữu hình , cánh buồm được hình tượng hóa với cái vô hình , trừu tượng nhưng giàu ý nghĩa. Cánh buồm được coi là linh hồn của làng quê, là tín hiệu của những người trên bờ nhận biết con thuyền đã trở về bến bình yên. Chính vì vậy , cánh buồm đơn sơ mới trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Những câu thơ của Tế Hanh về cánh buồm no gió ngoài khơi xa được miêu tả thành công còn bởi những động từ thể hiện sự chủ động và sức mạnh phi thường của con thuyền đi chinh phục biển cả. Cũng chính vì vậy mà những sự vật tưởng nhưu tĩnh lặng , vô tri vô giác nhưng trong thơ Tế Hanh lại sống động đến không ngờ.


Các câu hỏi tương tự
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết
Thắng Phan
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết