Gợi ý
* Hai câu đề: - Mai, cuốc, cần câu là công cụ lao động của người dân - Điệp từ, số đếm "một", kết hợp với liệt kê nhịp thơ chậm tạo nên phong thái của tác giả. => Tâm trạng nhà thơ: Vui vẻ, đón nhận cuộc sống nơi thôn quê, mặc kệ người khác tìm vui chơi chỗ nào đó * Hai câu thực: - Bàn về lẽ "dại, khôn" - Tự nhận mình "dại" vì tìm nơi vắng vẻ, nói người khác "khôn" vì tìm chốn lao xao - Nơi vắng vẻ: Nơi bình yên, thanh thản, tránh xa vòng danh lợi - Chốn lao xao: Nơi đông người, bon chen => căng thẳng, đấu đá, tranh giành => Dại mà khôn, khôn mà dại: Đó là cách nói ngược của tác giả. * Hai câu luận: - Tiếp tục nói về cuộc sống nơi thôn quê - Thu, đông, xuân, hạ, mùa nào món nấy hòa hợp với thiên nhiên => Cuộc sống bình yên, vui vẻ. * Hai câu kết Xem phú quý công danh chỉ là một giấc mơ, thể hiện một thái độ coi thường danh lợi (sử dụng điển tích, điển cố) * Nội dung: Bài thơ cho thấy một tâm hồn thanh cao, uyên bác được thể hiện qua lối sống đạm bạc, thanh nhàn, qua đó cũng giúp ta hiểu được vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ. * Nghệ thuật: - Ngôn ngữ và hình ảnh thơ mộc mạc tự nhiên, giàu chất triết lý. - Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, phép đối...