Hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Thao

so sánh triết lí nhàn trong cảnh ngày hè của nguyễn trãi và nhàn của nguyễn bỉnh khiêm

Tùng
6 tháng 3 2017 lúc 20:45

Bàn luận về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.
- Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”.
- Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho


Các câu hỏi tương tự
Huệ Nguyễn Thị Minh
Xem chi tiết
Pun Cự Giải
Xem chi tiết
cẩm tú
Xem chi tiết
Tú Bùi
Xem chi tiết
Lâm Thị Hoàng Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết