Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Y Sương

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ sau;

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Ooo Fan Chu Tzuyu ooO
1 tháng 5 2017 lúc 15:03

Đoạn thơ đã vẽ nên trước mắt người đọc, người nghe một hình ảnh Bác Hồ thật vĩ đại. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thị nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh. Có được nó chính là nhờ sự yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Người- Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Qua đó thể hiện tác giả là 1 người rất kính trọng Bác. \

Mk chỉ viết chừng này thôi, mong bn thông cảm!

Linh Phương
1 tháng 5 2017 lúc 16:11

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

An Do Viet
2 tháng 5 2017 lúc 8:50

Bài thơ mở ra hình ảnh người tù với bao nhiêu thiếu thốn ,ở giữa là ánh trăng sáng, khép lại bài thơ là hình ảnh người tù bị giam cầm giữa song sắt với tư thế vọng nguyệt của thi sĩ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Hình ảnh ,âm điệu ,ngôn từ của câu thơ cứ sáng dần lên chan chứa niềm vui lạc quan của bác.Cuộc ''vượt ngục về tinh thần ''còn được thể hiện ở sự giao hòa đặc biệt giữa người và trăng qua cấu trúc đăng đối, cân xứng của 2 câu thơ.Ta thấy ''nhân- nguyệt ''rồi lại ''nguyệt -thị ''giả còn song sắt nhà tù thì chặn lại ở giữa.Sự đảo ngược ,đối ngữ ấy đã tạo nên một thế đối rất đẹp giữa trăng và người.Nghệ thuật nhân hóa''răng'' , điệp ngữ''khán'' cùng động từ ''hướng'' và ''tòng'' tổng đã tạo nên mối quan hệ tri kỉ giữa hai tâm hồn tri ân tìm đến với nhau.Người hướng ra ngoài để ngắm trăng còn trăng theo người tỏa sáng vào trong tù.Trong này là nhà tù đen tối,là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng ,là ánh sáng của thế giới tự do.Ở giữa hai thế giới đó là cửa sắt của nhà tù nhưng với cuộc ngắm trăng này cũng trở nên vô nghĩa bất lực trước những tâm hồn tìm đến với nhau, giao hòa vào nhau.Mở đầu bài thơ là "'nhà tù "và "người tú" nhưng đến cuối bài thơ chỉ thấy'' trăng "và'nhà thơ.Người đã hoàn thành mội cách ngoạn mục cuộc vượt ngục về tinh thần để rồi đắm mình cùng ánh trăng thơ mộng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn kia. Có thể nói 2 câu cuối bài thơ ngăm trăng là một cuộc vượt ngục vô cùng ngoạn mục của bác.Nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm được tinh thần của người,người đã vượt ngục trở thành người chiến sĩ-thi sĩ để tự do thưởng trăng một cách trọn vẹn ,mang tâm hồn của một người nghẹ sĩ lớn


Các câu hỏi tương tự
Diệp Băng
Xem chi tiết
Trần Quốc Tuấn hi
Xem chi tiết
Diệp Băng
Xem chi tiết
Diệp Băng
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Diễm
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Ngọc Ngọc
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết