Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng mang chút cung đình buồn thương man mác thì Hồ Xuân Hương lại có phong cách hoàn toàn khác. Với giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường, dân dã, ý thơ sâu sắc, thâm thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất, phản kháng xã hội đương thời. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. “Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thể hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình. Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa, tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước. Loại bánh dân gian xưa được cho là tinh khiết, thường dùng và việc cúng tế. Nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp, có phẩm chất cao quý, tương đồng trong cuộc sống, số phận phụ thuộc. Với những từ ngữ đa nghĩa, bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người. Người phụ nữ, người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu, hiền hòa.