Qua "Chiếc Lược Ngà" của Nguyễn Quang Sáng ta cảm nhận được tình cảm cha con của ông Sáu với bé Thu. Ông Sáu 8 năm đi đánh Pháp, chỉ được thấy con qua ảnh. Khi trở về ông khao khát muốn được gặp con. Ông đã mong chờ giây phút gặp con này biết bao lâu rồi. Tiếng gọi con vừa nồng nàn, vừa ấm áp, chỉ hai tiếng “Thu! Con!” mà chất chứa biết bao tình yêu thương ông dành cho bé Thu. Nhưng bé Thu không nhận ra, suốt 3 ngày nghỉ phép ông ở nhà với con. Ông cười đau đớn khi con không nhận ra ba mình. Đến ngày đi ông không dám đến với con vì sợ con bỏ chạy. Khi bé Thu nhận ra ba mình và ôm lấy ông, ông đã khóc sung sướng. Ở chiến khu chống Mĩ, ông tự tay làm chiếc lược để vơi bớt nỗi nhớ, nỗi ân hận vì lỡ đánh con. Trước lúc hi sinh ông chỉ sợ không tặng được con chiếc lược. Ông chỉ trăng trối cho người bạn thân giúp mình mang chiếc lược ngà về. Có thể thấy ông Sáu tuy đã hi sinh nhưng tình cảm phụ tử thiêng liêng vẫn mãi không bao giờ mất.
Ông Sáu khi trở lại chiến trường ông Sáu lúc nào cũng thương nhớ và nghĩ đến con gái của mình .Tình cảm của ông Sau đối vs con đã thể hiện ngay từ chuyến về phép thăm nhà đc gặp con nhưng chỉ ms thể hiện phần nào .Tình cảm sâu nặng của ông đc tập trung biểu hiện ở phần sau của truyện lúc ông ở trong rừng tại nơi căn cứ .Ở đây ông Sáu đã chăm chú và cẩn thận làm chiếc lược cho con .Ông dồn hết cả tình thương và nỗi nhớ vào đó .Vào rừng sâu kiếm đc đoạn ngà vòi ,ông vui mừng vô cùng , hớt hải chạy về khoe vs bạn và hớn hở như đứa trẻ đc quà .Sau đó ông bắt tay vào làm chiếc lược với 1 niềm say mê ,sự công phu hết sức đặc biệt .Lấy vỏ đạn 20 li lm một cây cây cưa nhỏ ,ông cưa từng chiếc răng lược , thẩn trọng ,tỉ mỉ và cổ công như người thợ bạc .Trên sống lưng lược có khắc một dòng chữ nhỏ mà ông đã gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét yêu nhớ tặng con Thu của ba .Nhưng rồi đau đớn thay ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay con gái chiếc lược ngà ấy