Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

hiiiiiii

viết đoạn văn diễn dịch nêu suy nghĩ của em về số phận người nông dân việt nam thời xa xưa qua đoạn trích tức nước vỡ bờ

Hiro Boy
27 tháng 9 2019 lúc 20:39

Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì áp bức bóc lột mà chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục và trong nghiều trường hợp chị là người có thể nhẫn nhục chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc.

Thông minh sắc sảo đảm đang tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí chị đã dám "tru tréo", kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu hở Trời". Bị quăng từ đình làng về rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ biết khóc cho cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: "Còn như mấy đồng sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh chẳng ai ăn được thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ chẳng phải lo lắng gì cả".

Cảnh Tức nước võ bờ miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật một cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhịn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ là ông và xưng cháu.Chị van xin cầu khẩn thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông Lí hãy cho cháu khất...", "Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông mắng chửi đến đâu cũng thế thôi. Xin ông trông lại!".

Đến khi thẩy tính mạng của chồng bị đe doạ thái độ của chị thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô ông - cháu, chị Dậu đã chuyển qua ông tôi với cai lệ. Người đàn bà bị đè nén uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt mình ngang hàng với cai lệ và cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đang ốm đau ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem!". Chị Dậu đã quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm cổ lấy cai lệ ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng kheo trên mặt đất miệng vẫn lảm nhảm trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông hình ảnh chị Dậu trở nên thật khoẻ khoắn, quyết liệt biết bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác cũng trở nên hèn hạ và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quyết liệt quá anh Dậu vừa run vừa kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải ngồi tù, phải tội".

Nhưng tức nước thì tất yếu sẽ vỡ bờ. Nghe anh Dậu can, chị Dậu phần uất: "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế này tôi chịu không được...". Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như một lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: Có áp bức dứt khoát có đấu tranh.

Bình luận (0)
Viên Tiểu Mộng
13 tháng 11 2020 lúc 21:42

Nhà văn Ngô Tất Tố đã phác họa chân thực, sinh động hình ảnh nhân vật chị Dậu - hình ảnh người phụ nữ nông dân tiêu biểu thông qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ". Chị là người phụ nữ giàu ý chí, nghị lực, thêm vào đó là tình yêu thương chồng, con vô bờ. Chi tiết, hình ảnh chị chăm sóc người chồng đang ốm nặng, ta thấy được sự lo lắng, quan tâm ân cần của chị. Chị là người hiểu lí lẽ và nhận thức được số phận của mình, van xin, hạ mình trước tên cai lệ và người nhà lí trưởng, điều đó ta thấy rõ qua cách xưng hô của chị. Sự vùng dậy, phản kháng mạnh mẽ của chị thật đáng khen ngợi. Với sức mạnh của người đàn bà lực điền, chị đã ấn dúi và khiến tên cai lệ "ngã chỏng quèo", còn tên cai lệ thì "ngã nhào ra thềm". Qua đây, ta thấy được chị Dậu đã luôn cố gắng bảo vệ tổ ấm của mình, liều mạng chống lại bộ máy cai trị ác nhân. Trong xã hội ấy, có rất nhiều người phụ nữ giống như chị, họ mang trong mình vẻ đẹp cùng phẩm chất cao quý, thêm vào đó là sức sống mạnh mẽ tiềm tàng, chịu nhiều khổ cực, vất vả, thiếu thốn, cùng nhiều định kiến, quan niệm và các luật lệ hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, nhưng điều đó không làm mất đi nét đẹp sáng ngời luôn rực cháy trong tâm hồn của họ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
trần kiên
Xem chi tiết
Nguyệt Moon
Xem chi tiết
Nhi Nhi
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Uyên Tạ
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Có Em Chờ
Xem chi tiết
Trương Nguyên Đại Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết