Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyệt Moon

Viết 1đoạn văn nêu cảm nghĩ của e về tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (làm nhanh dùm mk nha, mk đang cần gấp,cảm ơn nhiều

Thien Tu Borum
3 tháng 10 2017 lúc 21:00
Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt. Cấu trúc gắn kết chặt chẽ của làng xã Việt Nam bằng các hương ước, quy định chính là một trong những lý do mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì có nó mà Việt Nam, cho dù chịu đựng cả nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, không bị đồng hóa, hòa tan.

Nói rộng ra thế để thấy được vai trò quan trọng của tình làng nghĩa xóm đối với mỗi chúng ta. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa thì những người ở thành thị, cho dù không có tình làng nghĩa xóm theo đúng nghĩa như ở nông thôn nhưng cũng có những tình cảm gắn kết với bà con khối phố, tuy rằng không được chặt chẽ như ở làng quê, nhưng cũng là một thứ tình cảm với nơi mình sinh ra, lớn lên và những kỷ niệm.

Câu chuyện tình làng nghĩa xóm tưởng như đâu đâu cũng thế, ai ai cũng thế, không có gì phải nói! Hóa ra không hẳn thế. Chuyện tôi mới gặp giúp tôi ngộ ra nhiều điều.

Hôm đó, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi về quê. Phải nói rằng giao thông dạo này đã được cải thiện đáng kể. Đường xá, cầu cống mới xây, thảm nhựa phẳng lỳ. Ngay ở nông thôn cũng vậy, từ vốn của các chương trình mà Nhà nước đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đóng góp thêm ngày công cải tạo, xây mới các tuyến đường liên thôn, liên xóm. Xóm nào cũng thảm bê tông tất tật các ngõ ngách, không còn cảnh “sắn quần vác xe đạp” đi học như chúng tôi trước đây mỗi khi vào mùa mưa dầm. Đang thiu thiu ngủ khi xe bon bon trên đường làng, giữa hai thảm lúa vàng, tôi chợt tỉnh khi thấy đám đông ồn ào, huyên náo phía trước. Bước xuống xe thì thấy phía trước rất đông bà con, đang vây lấy một xe ô tô con đen bóng. Phía trước, quang thúng, xe trâu, xe cải tiến bày ra làm chướng ngại vật trên đường. Đôi co với bà con là một người đàn ông trung tuổi, giày đen, sơ mi trắng, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại vì hò hét, cãi vã giữa cái nắng mới đầu hạ. Tôi nhận ra, đó là H, người cùng xóm, kém tôi mấy tuổi, đang làm “xếp” ở một cơ quan nho nhỏ ở Trung ương.

Cuộc cãi vã không có dấu hiệu ngã ngũ. Cho dù H có nói thế nào thì bà con vẫn kiên quyết giữ “chốt”, không cho xe qua. Cuối cùng, H đành chịu “thua”, gửi xe, đi bộ nốt gần ki-lô-mét đường về nhà.

Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi đem chuyện hỏi cô em dâu, đang tham gia công tác phụ nữ của xã.

Em tôi phân trần: Khổ lắm anh ạ. H nó học cùng khóa với bọn em, học hành thành đạt, bây giờ đang làm chức gì to to ở Trung ương đấy nhưng về quê, ăn ở với người làng, người xóm tệ lắm anh ạ. Thỉnh thoảng lại thấy phóng xe về, đưa bạn bè, tổ chức nhậu nhẹt, cười nói hô hố, chẳng để ý gì đến hàng xóm, láng giềng. Ra đường, từ người lớn đến trẻ em chẳng chào, chẳng hỏi. Nhiều người móc máy: Gớm, nếu không còn hai bố mẹ già thì thằng này nó chẳng thèm về quê nữa đâu.

Chuyện về H, bà con trong xóm đã nói nhiều, người nhẹ nhàng thì trách móc, người nặng lời hơn thì chửi thề, chửi đổng. Nhưng cao trào phẫn nộ của bà con là dịp bê tông hóa đường xóm vừa rồi. Em dâu tôi tiếp tục: Số là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đầu tư cho các xóm xi măng, bà con đóng góp thêm tiền mua cát, sỏi, và bỏ công để bê tông hóa ngõ xóm. Nói đến bê tông hóa ngõ xóm ai cũng mừng, vì từ nay sẽ hết cảnh lầy lội, bẩn thỉu và hăng hái tham gia. Xóm bầu lên ban đại diện, sau khi đo đạc, tính toán kinh phí, ban đại diện đề xuất bổ đầu kinh phí theo nhân khẩu, phần còn lại vận động người của xóm đi làm ăn, công tác xa ủng hộ.

Em tôi tiếp: Anh thấy không, có được con đường bê tông sạch sẽ như vậy bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của bà con trong xóm còn có phần tham gia không nhỏ của những người đi làm ăn, công tác xa. Thôi thì trong Nam, ngoài Bắc, người ít, người nhiều ai ai cũng hồ hởi tham gia, coi như một chút tình cảm, trách nhiệm với xóm làng. Ngay như anh, không chỉ đóng góp cho suất của bố mẹ, anh còn tham gia ủng hộ cho dù kinh tế anh chị cũng chẳng khấm khá gì.

Riêng H thì tuyệt nhiên không một xu, một đồng anh ạ, mặc dù ban đại diện nhiều lần đến tận nơi gặp gỡ, vận động. Đã thế, H còn bắn tin rằng, đợi cho bố mẹ cậu ấy “hai năm mươi” thì cậu ấy cũng chẳng thèm về cái xóm quê nghèo kiết này nữa.

- Đấy, ngọn nguồn câu chuyện là thế anh ạ. Em tôi nói tiếp: Bà con cũng biết rằng chặn xe anh này, không chặn xe anh kia cũng không phù hợp với đạo lý tình làng nghĩa xóm của cha ông nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Giá như…

Suy tư một thoáng, em tôi kết luận: Nếu như H không thay đổi, em sợ rằng khi bố mẹ H “hai năm mươi”, bạn ấy chắc phải thuê người thành phố về mà khênh.

Làng quê vốn bao dung, người quê trọng chữ tình, chữ nghĩa. Sau lần này, không biết H có hiểu ra điều đó không?
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 tháng 10 2017 lúc 21:17

Trải qua nhiều thế hệ, câu tục ngữ “Bà con xa không qua láng giềng gần” vẫn giữ nguyên giá trị. Cái tình, cái nghĩa đậm đà nơi làng quê được ông cha ta xây đắp bao đời đã soi rọi cho con cháu hôm nay tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Dù trong thời chiến hay thời bình, truyền thống tốt đẹp ấy vẫn được gìn giữ và phát huy. Câu nói tình làng nghĩa xóm khi “tối lửa tắt đèn có nhau” đã được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt của ông cha ta từ những ngày đầu khai hoang mở đất. Tuy nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam.

Ngày nay, tình làng nghĩa xóm vẫn được người dân Việt nói chung, người Bạc Liêu nói riêng cất giữ và thể hiện như một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Một nét đẹp mộc mạc, dung dị không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.

Rõ nhất là khi có hữu sự, chẳng cần gia chủ đánh tiếng mời gọi, ai cũng hiểu và tự giác đến giúp một tay cho thêm phần xôm tụ. Đàn ông, thanh niên thì chia nhau dựng rạp, đốn tàu lá dừa nước, bắt mâm bàn. Còn các cô, các dì lo phần bếp núc, trẻ con thì cắt lá chuối và các bà thì đãi vỏ đậu, gói bánh... Có câu: “Cơm ăn không hết thì treo/ Việc làm chẳng hết thì kêu xóm giềng”, nhưng đâu cần kêu réo, tất cả đều giúp nhau không toan tính. Đến khi nhập tiệc, bà con còn thể hiện cái tình, cái nghĩa bằng những lời chúc tốt đẹp thông qua những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”…

Còn khi có đám tang thì mọi người trong xóm cũng có mặt để san sẻ cùng gia đình phần nào những mất mát thương tâm. Đến khi chôn cất thì bà con cũng xúc động, đau xót như thể chính mình vừa mất đi một người thân thương nhất.

Trong một lần về ấp 1A (xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long), chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh rất hiếm hoi ở thành thị. Đó là việc bà con giúp nhau cất nhà. Vừa sáng tinh mơ, bà con đã có mặt ở nhà chú Hai. Mấy thím, mấy dì thì thổi bếp chuẩn bị cơm canh, trà nước. Còn cánh mày râu thì dựng kèo, lợp lá, bào ván… Một bức tranh sinh hoạt sôi nổi, thấm đậm nghĩa tình đã làm chúng tôi hiểu hơn về cuộc sống của người dân quê chân chất. Cuối ngày, căn nhà lá đã được dựng lên. Rồi mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cơm chiều đạm bạc và nhâm nhi chén rượu nồng đượm tình quê, tình người.

Tình làng, nghĩa xóm còn được thể hiện qua việc cho và nhận quà. Những món quà quê chỉ đơn giản là con gà, con cá, ít hoa quả vừa chín cây. Hễ có gì ngon, bà con mình cũng bảo con cháu mang biếu hàng xóm. Dù nhà nào cũng có đầy, nhưng nó là tấm lòng cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi. Nhiều nhà thân nhau còn kết thành thông gia, nên nghĩa tình đã đậm nay còn sâu hơn là thế!

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nên bà con thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy móc. Song, nhiều nơi ở Bạc Liêu, người dân vẫn còn thói quen giúp một tay khi đến mùa thu hoạch cây lúa, con cá, con tôm. Đó thật sự là một nét đẹp văn hóa mà người dân quê Bạc Liêu vẫn còn lưu giữ.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng mà tình làng nghĩa xóm cũng bị mai một ít nhiều. Chỉ vì tranh chấp đất đai, tài sản… mà hàng xóm lâu năm lại “ăn thua đủ” để rồi dắt nhau ra tòa. Hay đơn giản chỉ là những xích mích nhỏ nhặt của con trẻ cũng làm mất đi nghĩa tình mà hai gia đình dựng xây qua bao thế hệ.

Mong rằng, tình làng nghĩa xóm sẽ được nhà nhà gìn giữ như một “vốn quý” của dân tộc. Phát huy nét đẹp văn hóa ấy sẽ là “bệ phóng” để tiếp thêm “lửa” cho hành trình Bạc Liêu đi lên từ văn hóa.


Các câu hỏi tương tự
trần kiên
Xem chi tiết
hiiiiiii
Xem chi tiết
Pi Kasuwua
Xem chi tiết
Thơm Nguyễn
Xem chi tiết
tan tran
Xem chi tiết
Kafu Chino
Xem chi tiết
Monkey D. Dragon
Xem chi tiết
Kafu Chino
Xem chi tiết
Uyên Tạ
Xem chi tiết