Bến quê là một câu chuyện hay về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. (1) Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê”. (2) Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, mới chợt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh. (3) Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. (4) Nhĩ đã từng đi “ không sót một só xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào những người khác. (5) Chính trong khoảnh khắc này trong anh lại bừng lên khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện.(6)
* Các thành phần biệt lập và khởi ngữ:
- Hình như: thành phần tình thái.
- Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta: phụ chú.
- Cái chân lí ấy: khởi ngữ.
- Tiếc thay: cảm thán.
* Liên kết câu:
- Phép lặp: “Bến quê” (2)_(1)
- Phép thế: “ấy” (4) _ “gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh” (3)
Viếng lăng Bác, một bài thơ xuất sắc của nhà thơ Viễng Phương. (2) Bài thơ ấy được sáng tác vào tháng 4/1976, khi nhà thơ có dịp ra công tác ở miền Bắc, ông vào lăng viếng Bác, niềm xúc dâng trào ông đã viết nên bài thơ này. (3) Qua những dòng thơ tràn đầy cảm xúc, ta có thể thấy được ở nhà thơ một tình cảm rất chân thành dành cho Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. (4) Và, có lẽ mỗi chúng ta khi đọc qua bài thơ này thì sẽ không ai là không xúc động trước tình cảmcủa nhà thơ.
* Khởi ngữ và thành phần biệt lập:
- Khởi ngữ: (1)
- Thành phần biệt lập:
+ Phụ chú: (3) “vị cha già kính yêu của dân tộc”.
+ Tình thái: (4) “có lẽ:.
* Liên kết câu:
- Phép thế: “ấy” (2)_ Viếng lăng Bác (1).
- Phép nối: “Và” (4)_(3).
- Phép liên tưởng: “nhà thơ” (4)_ Viếng lăng Bác (1).