Trong các mối quan hệ xã hội, lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu. Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người. Lòng nhân ái thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động trong cuộc sống. Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn. Lòng nhân ái vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đều tích cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Gợi ý:
Trong văn học không thể thiếu lòng nhân đạo. Nhân văn ở đây có thể hiểu là tình yêu thương con người, rộng hơn đó là bản chất cốt yếu của văn chương, nếu không có những giá trị này, tác phẩm văn học dù mang tính nghệ thuật đến đâu cũng chỉ là...một mớ giấy vụn, không có giá trị lâu bền. Giá trị nhân đạo được biểu hiện ở 4 nội dung:
-Miêu tả thực cuộc sống của con người, phản ánh chân thực mọi khía cạnh của đời sống, tâm hồn tình cảm của con người
-Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người
-Đề cao khát vọng hạnh phúc
-Lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống của con người, phá vỡ hạnh phúc tự do vốn có của con người
+ Giải thích : + Lòng nhân đạo là gì ?
+ Biểu hiện của lòng nhân đạo ?
+ Tác dụng của lòng nhân đạo ?
_ Chứng minh : Nêu ví dụ về những người có lòng nhân đạo. VD: Bác Hồ, Bill Gate, Madonna, ...