ĐỀ SỐ 4Phần I. Đọc hiểu văn bản.Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thậ...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu văn bản.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
c. Tác phẩm trên thuộc thể loại nào?
d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng.
e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê. Nêu tác dụng?
g. Câu văn nào tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê.
Phần II. Tiếng Việt.
Câu 1. Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau:
a,....................................................................................... cây cối đâm chồi nảy lộc.
b,................................................................................. thành phố lên đèn như sao sa.
Câu 2 . Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào?
a. Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Tôi đến chơi. Chị Ba rất vui và vững tâm.
Phần III. Tập làm Văn.
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy giải thích câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Giúp mình nhé