Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. (M. Luther King )
Mọi người làm ơn giúp em với ạ. Em cảm ơn ạ.
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ dạy tôi: “Con đừng ăn cơm cháy mà học dốt”. Mẹ dạy tôi: “Con đừng uống nước trong bóng tối mà học dốt”. Suốt một thời tuổi nhỏ, tôi cứ cười mẹ tôi mê tín. Lớn lên tôi mới hiểu mẹ không mê tín. [...] Mẹ “doạ” tôi biết lo sợ trước dốt nát, bởi chỉ tri thức mới có thể đánh thức trong con người ý thức về danh dự, và từ đó, biết sống đàng hoàng.
Cha mẹ cho ta làm người. Cha mẹ đặt tên cho ta, đó là danh. Danh ấy có thành danh tốt hay không, phụ thuộc vào phẩm chất của danh, đó là danh dự. [...] Danh dự giống như con ngươi trong mắt, nó không thể chịu đựng được tí dơ bẩn nào mà không bị hư hỏng; [...] danh dự như que diêm, chỉ cháy một lần là hết; [...] danh dự là điều gì quý giá lắm đối với mỗi con người, không có danh dự thì cũng chẳng nên thân người.
[...] Có danh dự cá nhân và danh dự cộng đồng. Bao nhiêu bạn bè ta đang chịu cực khổ để học hành. Bao nhiêu bạn bè ta đang chịu đói chịu rét, phải làm lụng vất vả ở xứ người để du học, để tìm tri thức, để có đủ danh dự và tư cách công dân hạng nhất. Đất nước mình chỉ có thể to đẹp khi đó là đất nước của những công dân đàng hoàng. Một công dân đàng hoàng là một công dân có danh dự.
(Trích Danh dự công dân, danh dự quốc gia, Đoàn Công Lê Huy, theo “Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?”, NXB Kim Đồng, 2018, trang 26-30)
Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.25 điểm)
Câu 2. Qua văn bản, anh/chị hiểu thế nào là danh dự của mỗi người và danh dự có ý nghĩa gì với mỗi chúng ta? (0.75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả:“danh dự như que diêm, chỉ cháy một lần là hết”. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về quan niệm đó. (1.0 điểm)
Câu 4. Theo tác giả, làm thế nào để có được danh dự của mỗi người? Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao? (1.0 điểm)
Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.?
Trình bày những suy nghĩ của em về thái độ đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam?
bài : Viết đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói “Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm.
mọi ng giúp mk vs. Cô giáo mk cho 1 sự kiện lịch sử là cái vụ trên đảo gạc ma. Cô bảo nêu suy nghĩ về sự kiện đấy. Mình muốn hỏi đấy có phải là bài nghị luận xã hội k? Nếu phải thì dàn ý sẽ như thế nào? mọi ng giúp mình với. Cảm ơn nhé.
Suy nghĩ của anh (chị) về tinh thần tương thân tương ái của người việt nam ??? viết cả bài nhá giúp với!!!!
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.
(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.
(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Ý nghĩa của việc " Muốn đi đến ngày mai ,phải khởi hành từ hôm nay "