tham khảo đê link nè:
https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya-204291
https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya-204291
tham khảo:))
Chào em, em tham khảo gợi ý:
Trời đã về khuya, ánh trăng bàng bạc, dịu nhẹ hắt vào ô cửa sổ khiến người ta phải chú ý. Tôi ngạc nhiên ngước nhìn lên bầu trời. Chao ôi! Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Nhìn vầng trăng tròn trên cao, tôi lại nhớ đến bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947. Bài thơ đã giúp tôi hiểu vẻ đẹp của tâm hồn Bác cùng bức tranh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
Ngay từ đầu, bài thơ đã cuốn hút tôi bởi hình ảnh trong sáng mang nét đẹp cổ điển, bởi giọng thơ tha thiết, nhẹ nhàng, bởi phong thái ung dung, thanh thản của Bác. Nhưng mấy ai biết được, bài thơ được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thật đáng khâm phục Bác biết bao!
Trước hết, bài thơ làm tôi say mê bởi bức tranh đêm trăng tươi đẹp và âm thanh tiếng suối dịu ngọt: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa - Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Tiếng suối được ví với tiếng hát trong trẻo, êm đềm, dịu ngọt của con người qua biện pháp tu từ so sánh. Tiếng suối trong thơ Bác ấm áp, hiền hòa khác xa với tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn ca” âm trầm, khỏe khoắn. Tiếng suối xuất hiện trong đêm khuya núi rừng Việt Bắc càng khắc họa sự yên tĩnh của núi rừng nơi đây. Cảnh rừng khuya còn được gợi tả bằng sắc màu thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trước mắt tôi, một bức tranh sơn mài như đang hiện ra với nhiều tầng, nhiều lớp. Trên cao có ánh trăng sáng lung linh huyền ảo. Ánh trăng đang chảy xuống từng tán lá cổ thụ, trăng đọng lại trên mặt đất. Dưới thấp, bóng trăng hòa với bóng hoa tạo thành những đốm sáng lung linh. Cảnh thật thơ mộng, huyền ảo. Tôi thích nhất cách dùng điệp từ “lồng” của tác giả. Điệp từ này xóa nhòa khoảng cách giữa các sự vật, tạo nên vẻ đẹp giao hòa của thiên nhiên. Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri kỉ trong thơ Bác. Nếu trong bài thơ “Cảnh khuya”, ta có “cây trăng” thì ở bài “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu), ta có một “dòng sông trăng” huyền ảo, thơ mộng trong không gian núi rừng Việt Bắc: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi - Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân - Giữa dòng bàn bạc việc quân - Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Nếu hai câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya” cho ta bắt gặp một bức tranh rừng khuya thơ mộng, hữu tình và tâm hồn thi sĩ tha thiết của Bác thì hai câu cuối hấp dẫn hồn tôi bởi vẻ đẹp của sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Trong thơ tứ tuyệt, câu thơ thứ ba có tác dụng như một người nhạc trưởng, vừa triển khai ý thơ, vừa xoay mạch thơ hướng vào kết thúc. Câu thơ thứ ba này cho tác bắt gặp một người thi sĩ hoàn toàn mê say vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng không, thiên nhiên cũng như đang vẽ Bác. Con người thi sĩ đã cảm được cái hồn thiên nhiên, thiên nhiên trở thành họa sĩ khắc tạc vẻ đẹp con người: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp ngữ “chưa ngủ” đã tạo nên một bản lề hé mở tâm trạng của Bác. Cụm từ “chưa ngủ” ở cuối câu thơ thứ ba khép lại và khẳng định tâm hồn thi sĩ lãng mạn, bay bổng của Hồ Chí Minh. Cụm từ “chưa ngủ” ở đầu câu thơ thứ tư lại mở ra một chiều sâu mới trong tâm hồn Bác: “lo nỗi nước nhà”. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo cho dân cho nước, cho nền độc lập dân tộc. Câu thơ cho thấy đây không chỉ là một đêm Bác chưa ngủ mà đã bao đêm Bác trằn trọc, băn khoăn vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc:
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được)
Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, tôi như thấy thấp thoáng hình ảnh Bác trên con thuyền sông Đáy:
Lòng riêng riêng những bàn hoàn,
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.
(Đi thuyền trên sông Đáy)
Bác ơi! Sao Bác lớn lao, vĩ đại đến thế! Thương Bác xiết bao!
Bài thơ cho tôi hiểu thêm về tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ thể hiện tài năng thơ điêu luyện và giọng thơ giàu cảm xúc của Hồ Chí Minh. Hình ảnh thơ mang vẻ đẹp hài hòa, hòa quyện giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Tứ thơ có sự vận động khỏe khoắn, hướng về tương lai, ánh sáng. Bài thơ có sử dụng nghệ thuật điệp ngữ, phép tu từ so sánh đặc sắc gợi nên khung cảnh chiến khu Việt Bắc thanh bình, yên ả dưới ánh trăng khuya.
“Cảnh khuya” giúp tôi hiểu hơn về Bác, con người có “đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với những tình cảm, tư tưởng, những giá trị tinh thần cao đẹp”.