Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Thúy Nguyễn

Viết 1 đoạn văn với câu chủ đề sau đây: Tha thứ là món quà vô giá

Giải giúp mình với ạ

Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 10:42

Nếu một lần có ai đó làm tổn thương chúng ta và làm hại đến sinh hoạt cộng đoàn, chúng ta sẽ làm gì?

Chúng ta sẽ hận thù, tẩy chay, loại trừ họ một cách vĩnh viễn? Chúng ta sẽ cô lập họ trong cô độc suốt đời?

Có lẽ đây không phải là giải pháp hay. Loại trừ một người thì dễ nhưng cứu chữa một người mới khó. Kinh nghiệm cho thấy, sức mạnh của con người nằm ở sự tha thứ, giúp nhau sửa đổi, chứ không phải là trả thù, trả đũa nhau. Hơn nữa, khi chúng ta sống và làm việc cùng với nhau, chắc chắn sẽ có những lúc làm buồn lòng nhau, và đôi khi những người thân thiết nhất lại dễ làm tổn thương đến nhau. Có khi chính chúng ta cũng làm tổn thương họ vì biết bao lời nói, việc làm của mình. Mặc dù chúng ta dễ làm tổn thương đến nhau nhưng chúng ta vẫn phải sống bên nhau, có khi phải sống suốt đời như những đôi vợ chồng với nhau. . . Thế nên, để sống bên nhau điều kiên quyết chính là phải sống tha thứ và hòa giải với nhau.

Có một nhóm học trò cũng từng nghĩ rằng mình không thể tha thứ cho kẻ đã làm hại mình. Mình sẽ ôm hận và tìm cơ hội trả thù. Thầy giáo đã yêu cầu mỗi một học sinh mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ khi nào mà trò không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng.

Sau đó, thầy lại yêu cầu hoc sinh phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi phải mang vác cái túi khiến họ cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, họ còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và các học trò dường như chỉ muốn vứt đi và không muốn mang nó trong người nữa.

Lúc này, thầy giáo mới nói: Các trò thấy không? sự bực tức giận dữ một ai đó chỉ là gánh nặng thêm cho bản thân mình, nó làm cho chúng ta mất thời gian suy nghĩ; để tâm; nhiều khi lại làm cho người khác bực dọc nữa…

Ai cũng biết rằng sự tha thứ chính là một cách để xoa dịu tâm hồn, là tự tìm cho chính mình sự thanh thản và giải thoát về mặt tinh thần, qua đó giúp cho cuộc sống mình trở nên bình yên hơn. Tha thứ chính là món quà mang đến cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng làm thì thật không dễ. Vì tự ái, vì thiếu lòng quảng đại nên chúng ta đã từng nuôi dưỡng hận thù và tự đầy đọa mình trong bất an, tức giận.

Lời Chúa hôm nay là một bài học của sự tha thứ. Chúa bảo rằng tha thứ quan trọng hơn lễ vật. Tha thứ hòa giải là cách sống đạo mà Chúa đòi buộc người tín hữu phải tuân giữ. Tình thương tha thứ đó đòi hỏi chúng ta không chỉ chớ giết người mà còn không giận dỗi nhau, không chửi rủa nhau, không mắng nhiếc nhau. Tình thương tha thứ đó đòi hỏi chúng ta phải thu xếp làm hòa với nhau trước khi đến bàn thờ và trước khi thời gian không còn nữa.

Có một cách để giúp cho chúng ta sống tha thứ là hãy cầu nguyện cho người làm tổn thương chúng ta. Cầu xin ơn Chúa giúp họ thay đổi đời sống. Qua đó, chúng ta cũng có được một đời sống không có cay đắng và buồn giận. Sự buồn giận làm tổn hại cho chúng ta và gia đình chúng ta nhiều hơn là cho người mà chúng ta giận ghét. Tha thứ giúp chúng ta hết mệt mỏi khi cứ luôn mang trong mình cái bao nặng những cay đắng hận thù.

Tóm lại, để sự tha thứ có thể xảy ra, chúng ta hãy ngưng suy nghĩ về nó, nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn và rõ ràng, sẵn sàng xin lỗi phần sai trật của mình, sẵn sàng tha thứ để chúng ta có thể sống vui vẻ, thoải mái.

Chính Chúa Giê-su đã luôn tha thứ cho các tội nhân. Ngài không trừng phạt họ nhưng luôn tạo cơ hội để họ sửa đổi canh tân. Ngài còn tha thứ cho cả kẻ đã làm hại mình. Trên cậy thập giá Ngài đã xin Chúa Cha tha thứ cho “họ vì họ không biết việc họ làm”.

Hôm nay, Ngài cũng mời chúng ta hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường. Xin cho chúng ta luôn mặc lấy tâm tình của Chúa để sống với nhau trong tha thứ và bình an. Amen

Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 10:46


Tha thứ là món quà vô giá.Sự tha thứ là một dấu hiệu tích cực của nội tâm, vì bạn không òn dán nhãn cho những tổn thương hay các bất công đã qua cho bạn. Bạn không còn là nạn nhân. Bạn có đủ quyền để dừng lại thưong đau khi nói rằng:“Tôi không còn muốn bị đau khổ, nay tôi muốn chữa lành lại vết thương”. Vào thời điểm đó, sự tha thứ trở thành một khả năng, dù rằng có thể mất thời gian và khó khăn thực hành hơn, trước khi mà bạn đạt được kết quả
Thật là sai lầm khi cố gắng để chạy trốn quá khứ, vì vấn đề là dù bạn chạy nhanh hay chạy bao xa như thế nào, thì quá khứ luôn bao trùm lên bạn, nhất là vào thời gian thích nghi nhất. Khi bạn tha thứ, có nghĩa là bạn tiếp xúc với quá khứ như cách mà bạn không bị tác hại. Bạn, chúng ta từng bị đau khổ, và tại thời điểm nầy hay thời gian khác, thường thì bạn hay lãng tránh.

Đối với tôi, học cách tha thứ không phải là dễ dàng. Nhưng tôi đã học hỏi, và cuộc sống của tôi tốt hơn vì đó – ngay bây giờ trên dòng luân chuyển... "

Đạt Trần
12 tháng 8 2017 lúc 10:52

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. "Vị tha" là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. "Ích kỉ" là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.
Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình.



Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết "nhân vô thập toàn". Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.

Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

"Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình" (Tố Hữu)
Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay "chết" theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác". Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. "tồn tại" chỉ thật sự nâng lên thành "sống" khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là "người" đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói "Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình". Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là "những con người dũng cảm".

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình. "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng" (Arixtot) Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.

Khổng Tử dạy rằng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân" (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. "Vị tha" trong suy nghĩ là đất, "vị tha" trong lời nói là hoa và "vị tha" trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng "Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên" chỉ là một biến thể của câu "Tôi không thể tha thứ".

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì "quá" cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu ***. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: "Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng"...

Lê Phương Thanh
12 tháng 8 2017 lúc 12:54

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn luôn theo đuổi lấy nó, bởi đó chính là mục tiêu sống của mỗi người, trong đó lòng vị tha luôn tha thứ cho người khác, nhân hậu luôn thấu hiểu và quan tâm chia sẻ cùng người khác là muốn quà vô giá và giá trị dành cho mỗi con người.

Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là sự vị tha, sự tha thứ và lòng nhiệt tình giúp đỡ người khác, tình cảm của con người dành cho nhau đã mang lại những tình cảm thiêng liêng và có giá trị nhất, những tình cảm đó chân thành và da diết, tha thứ là luôn biết bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra, cần phải có trái tim nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc dành cho con người xung quanh mình đó mới là một con người biết sống đúng với giá trị và niềm tin trong cuộc sống mà mọi người ban tặng cho mỗi chúng ta. Giá trị to lớn để lại cho mỗi chúng ta là biết giữ gìn trân trọng những giá trị và niềm tin của mỗi người, những tình cảm đó thật sâu sắc và mang lại những ý nghĩa giá trị và niềm tin yêu mạnh mẽ nhất đối với con người.

Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng cho con người nó không chỉ đem lại những điều tuyệt vời nhất cho họ, mà còn giúp cho tâm hồn của họ được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện. Trong những tình cảm chân thành và trái tim biết yêu thương con người sẽ làm được những điều giá trị và tuyệt vời nhất, có được sự ngọt ngào, tình yêu thương vô bờ bến và những trái tim biết chứa tran những lời yêu thương sâu lắng. Ai ai cũng luôn luôn mong muốn mình có trái tim bao dung và vị tha hơn, nhưng để làm được điều đó họ cần phải rèn luyện nó mỗi ngày trao tặng những ý nghĩa to lớn và thực sự có ý nghĩa mà cuộc sống đã đem tặng cho mỗi người.

Tình yêu thương đó rất bao dung và nó thể hiện được những tình cảm ngọt ngào, chân thành và da diết nhất mà con người đem lại cho nhau, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc con người sẽ ngày càng rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng người sâu sắc, trong trái tim của mỗi người tình yêu thương đó luôn luôn được cải thiện và nó sẽ trở nên hoàn hảo, lòng tha thứ bao dung cho người khác đây là một cử chỉ cao đẹp và nó bồi dưỡng tấm lòng biết bao dung độ lượng, người nào biết tha thứ cho người khác và luôn luôn biết lắng nghe thì họ sẽ là những con người có trái tim nhân hậu và được nhiều người yêu quý và đặc niềm tin vào nhất, trong cuộc đời của mỗi người giá trị của nó không chỉ để lại những điều tuyệt vời mà còn để lại những niềm tin yêu sâu sắc cho con người xung quanh chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta học hỏi và rèn luyện đạo đức, luôn luôn biết cải tạo bản thân mình ngày càng nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ đem lại những giá trị to lớn mà còn làm cho chúng ta có tấm lòng yêu yêu thương và vị th, biết tha thứ cho con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, để mỗi cn người luôn luôn biết cải tạo lại bản thân mình nhiều hơn, làm những điều có ý nghĩa thì cuộc đời của họ sẽ được mở rộng ra nhiều khía cạnh và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn để lại cho mỗi người.

Những điều mà chúng ta làm luôn luôn để lại những giá rị to lớn nhất, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều giá trị và ý nghĩa và giá trị nhất, bản thân mỗi con người chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng và rèn luyện kiên trì những điều đó trong bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Khi chúng ta làm những điều có giá trị và ban tặng cho người khác nhiều niềm tin về mình thì là lúc chúng ta làm nên được những điều mang lại những giá trị to lớn và vô cùng có ý nghĩa, mỗi người chúng ta hôm nay phải làm được những điều đó và có như vậy cuộc đời của chúng ta mới cảm thấy được yêu thương và có chứa tran tình người bao la chứa đựng trong đó.

Mỗi ngày chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác bởi giá trị mà cuộc sống đem lại cho chúng ta vô cùng lớn và nó có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đến niềm tin yêu mà con người dành cho mình, chúng ta nên biết trân trọng và quý giá với tình cảm đó, có như vậy là chúng ta đã làm được rất nhiều những điều tốt đẹp và trao tặng cho người khác rất nhiều món quà có ý nghĩa hơn cả những thứ về mặt giá trị vật chất.

Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 8 2017 lúc 14:15
Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. "Vị tha" là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. "Ích kỉ" là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.
Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình.



Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết "nhân vô thập toàn". Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.

Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

"Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình" (Tố Hữu)
Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay "chết" theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác". Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. "tồn tại" chỉ thật sự nâng lên thành "sống" khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là "người" đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói "Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình". Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là "những con người dũng cảm".

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình. "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng" (Arixtot) Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.

Khổng Tử dạy rằng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân" (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. "Vị tha" trong suy nghĩ là đất, "vị tha" trong lời nói là hoa và "vị tha" trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng "Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên" chỉ là một biến thể của câu "Tôi không thể tha thứ".

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì "quá" cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu ***. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: "Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng"...
Eren Jeager
12 tháng 8 2017 lúc 15:54

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn luôn theo đuổi lấy nó, bởi đó chính là mục tiêu sống của mỗi người, trong đó lòng vị tha luôn tha thứ cho người khác, nhân hậu luôn thấu hiểu và quan tâm chia sẻ cùng người khác là muốn quà vô giá và giá trị dành cho mỗi con người.

Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là sự vị tha, sự tha thứ và lòng nhiệt tình giúp đỡ người khác, tình cảm của con người dành cho nhau đã mang lại những tình cảm thiêng liêng và có giá trị nhất, những tình cảm đó chân thành và da diết, tha thứ là luôn biết bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra, cần phải có trái tim nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc dành cho con người xung quanh mình đó mới là một con người biết sống đúng với giá trị và niềm tin trong cuộc sống mà mọi người ban tặng cho mỗi chúng ta. Giá trị to lớn để lại cho mỗi chúng ta là biết giữ gìn trân trọng những giá trị và niềm tin của mỗi người, những tình cảm đó thật sâu sắc và mang lại những ý nghĩa giá trị và niềm tin yêu mạnh mẽ nhất đối với con người.

Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng cho con người nó không chỉ đem lại những điều tuyệt vời nhất cho họ, mà còn giúp cho tâm hồn của họ được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện. Trong những tình cảm chân thành và trái tim biết yêu thương con người sẽ làm được những điều giá trị và tuyệt vời nhất, có được sự ngọt ngào, tình yêu thương vô bờ bến và những trái tim biết chứa tran những lời yêu thương sâu lắng. Ai ai cũng luôn luôn mong muốn mình có trái tim bao dung và vị tha hơn, nhưng để làm được điều đó họ cần phải rèn luyện nó mỗi ngày trao tặng những ý nghĩa to lớn và thực sự có ý nghĩa mà cuộc sống đã đem tặng cho mỗi người.

Loading...

Tình yêu thương đó rất bao dung và nó thể hiện được những tình cảm ngọt ngào, chân thành và da diết nhất mà con người đem lại cho nhau, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc con người sẽ ngày càng rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng người sâu sắc, trong trái tim của mỗi người tình yêu thương đó luôn luôn được cải thiện và nó sẽ trở nên hoàn hảo, lòng tha thứ bao dung cho người khác đây là một cử chỉ cao đẹp và nó bồi dưỡng tấm lòng biết bao dung độ lượng, người nào biết tha thứ cho người khác và luôn luôn biết lắng nghe thì họ sẽ là những con người có trái tim nhân hậu và được nhiều người yêu quý và đặc niềm tin vào nhất, trong cuộc đời của mỗi người giá trị của nó không chỉ để lại những điều tuyệt vời mà còn để lại những niềm tin yêu sâu sắc cho con người xung quanh chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta học hỏi và rèn luyện đạo đức, luôn luôn biết cải tạo bản thân mình ngày càng nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ đem lại những giá trị to lớn mà còn làm cho chúng ta có tấm lòng yêu yêu thương và vị th, biết tha thứ cho con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, để mỗi cn người luôn luôn biết cải tạo lại bản thân mình nhiều hơn, làm những điều có ý nghĩa thì cuộc đời của họ sẽ được mở rộng ra nhiều khía cạnh và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn để lại cho mỗi người.

Những điều mà chúng ta làm luôn luôn để lại những giá rị to lớn nhất, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều giá trị và ý nghĩa và giá trị nhất, bản thân mỗi con người chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng và rèn luyện kiên trì những điều đó trong bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Khi chúng ta làm những điều có giá trị và ban tặng cho người khác nhiều niềm tin về mình thì là lúc chúng ta làm nên được những điều mang lại những giá trị to lớn và vô cùng có ý nghĩa, mỗi người chúng ta hôm nay phải làm được những điều đó và có như vậy cuộc đời của chúng ta mới cảm thấy được yêu thương và có chứa tran tình người bao la chứa đựng trong đó.

Mỗi ngày chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác bởi giá trị mà cuộc sống đem lại cho chúng ta vô cùng lớn và nó có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đến niềm tin yêu mà con người dành cho mình, chúng ta nên biết trân trọng và quý giá với tình cảm đó, có như vậy là chúng ta đã làm được rất nhiều những điều tốt đẹp và trao tặng cho người khác rất nhiều món quà có ý nghĩa hơn cả những thứ về mặt giá trị vật chất.

Eren Jeager
12 tháng 8 2017 lúc 15:55

Nếu một lần có ai đó làm tổn thương chúng ta và làm hại đến sinh hoạt cộng đoàn, chúng ta sẽ làm gì?

Chúng ta sẽ hận thù, tẩy chay, loại trừ họ một cách vĩnh viễn? Chúng ta sẽ cô lập họ trong cô độc suốt đời?

Có lẽ đây không phải là giải pháp hay. Loại trừ một người thì dễ nhưng cứu chữa một người mới khó. Kinh nghiệm cho thấy, sức mạnh của con người nằm ở sự tha thứ, giúp nhau sửa đổi, chứ không phải là trả thù, trả đũa nhau. Hơn nữa, khi chúng ta sống và làm việc cùng với nhau, chắc chắn sẽ có những lúc làm buồn lòng nhau, và đôi khi những người thân thiết nhất lại dễ làm tổn thương đến nhau. Có khi chính chúng ta cũng làm tổn thương họ vì biết bao lời nói, việc làm của mình. Mặc dù chúng ta dễ làm tổn thương đến nhau nhưng chúng ta vẫn phải sống bên nhau, có khi phải sống suốt đời như những đôi vợ chồng với nhau. . . Thế nên, để sống bên nhau điều kiên quyết chính là phải sống tha thứ và hòa giải với nhau.

Có một nhóm học trò cũng từng nghĩ rằng mình không thể tha thứ cho kẻ đã làm hại mình. Mình sẽ ôm hận và tìm cơ hội trả thù. Thầy giáo đã yêu cầu mỗi một học sinh mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ khi nào mà trò không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng.

Sau đó, thầy lại yêu cầu hoc sinh phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi phải mang vác cái túi khiến họ cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, họ còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và các học trò dường như chỉ muốn vứt đi và không muốn mang nó trong người nữa.

Lúc này, thầy giáo mới nói: Các trò thấy không? sự bực tức giận dữ một ai đó chỉ là gánh nặng thêm cho bản thân mình, nó làm cho chúng ta mất thời gian suy nghĩ; để tâm; nhiều khi lại làm cho người khác bực dọc nữa…

Ai cũng biết rằng sự tha thứ chính là một cách để xoa dịu tâm hồn, là tự tìm cho chính mình sự thanh thản và giải thoát về mặt tinh thần, qua đó giúp cho cuộc sống mình trở nên bình yên hơn. Tha thứ chính là món quà mang đến cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng làm thì thật không dễ. Vì tự ái, vì thiếu lòng quảng đại nên chúng ta đã từng nuôi dưỡng hận thù và tự đầy đọa mình trong bất an, tức giận.

Lời Chúa hôm nay là một bài học của sự tha thứ. Chúa bảo rằng tha thứ quan trọng hơn lễ vật. Tha thứ hòa giải là cách sống đạo mà Chúa đòi buộc người tín hữu phải tuân giữ. Tình thương tha thứ đó đòi hỏi chúng ta không chỉ chớ giết người mà còn không giận dỗi nhau, không chửi rủa nhau, không mắng nhiếc nhau. Tình thương tha thứ đó đòi hỏi chúng ta phải thu xếp làm hòa với nhau trước khi đến bàn thờ và trước khi thời gian không còn nữa.

Có một cách để giúp cho chúng ta sống tha thứ là hãy cầu nguyện cho người làm tổn thương chúng ta. Cầu xin ơn Chúa giúp họ thay đổi đời sống. Qua đó, chúng ta cũng có được một đời sống không có cay đắng và buồn giận. Sự buồn giận làm tổn hại cho chúng ta và gia đình chúng ta nhiều hơn là cho người mà chúng ta giận ghét. Tha thứ giúp chúng ta hết mệt mỏi khi cứ luôn mang trong mình cái bao nặng những cay đắng hận thù.

Tóm lại, để sự tha thứ có thể xảy ra, chúng ta hãy ngưng suy nghĩ về nó, nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn và rõ ràng, sẵn sàng xin lỗi phần sai trật của mình, sẵn sàng tha thứ để chúng ta có thể sống vui vẻ, thoải mái.

Chính Chúa Giê-su đã luôn tha thứ cho các tội nhân. Ngài không trừng phạt họ nhưng luôn tạo cơ hội để họ sửa đổi canh tân. Ngài còn tha thứ cho cả kẻ đã làm hại mình. Trên cậy thập giá Ngài đã xin Chúa Cha tha thứ cho “họ vì họ không biết việc họ làm”.

Hôm nay, Ngài cũng mời chúng ta hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường. Xin cho chúng ta luôn mặc lấy tâm tình của Chúa để sống với nhau trong tha thứ và bình an. Amen


Các câu hỏi tương tự
rose
Xem chi tiết
Hải Bình
Xem chi tiết
Annh Việt
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
TÚ TRẦN THIÊN THANH
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
Nasame
Xem chi tiết
Hoàng Hương Giang
Xem chi tiết
Danh Công Hoàng
Xem chi tiết