Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chi một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.
Trong tuần lễ vừa qua, trường em có buổi lễ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Từ sáng sớm, trên sân trường, học sinh đã tề tựu đông đủ, ăn mặc chỉnh tề, trên tay bạn nào bạn n ấy cầm những bó hoa tươi thắm, vẻ mặt hớn hở. Còn thầy cô xuất hiện trong những bộ trang phục lịch sự, đẹp mắt, gương mặt rạng ngời. Trên sân,cờ hoa, khẩu hiệu, bong bóng đủ màu sắc rực rỡ khiến em choáng ngợp trước không khí tưng bừng nhộn nhịp của buổi lễ. Giờ hành lễ bắt đầu, sau giây phút chào cờ nghiêm chỉnh, thấy hiệu phó trường em bước lên bục tuyên bố lý do khai mạc và giới thiệu thành phần khách mời. Tiếp theo đó, cô hiệu trưởng trong tà áo dái bay phấp phới lên báo cáo thành tích nhà trường và được đại diện Hội cha mẹ học sinh lên trao tặng lẳng hoa, phần trao giải thưởng cho học sinh các khối thi đua học tập và phong trào văn nghệ, thể thao cũng được diễn ra sôi nổi, riêng phần của học sinh đại diện trường khiến ai ai cũng cảm động, rơm rớm nước mắt. Sau các tiết mục biểu diễn văn nghệ kết thúc buổi lễ ấy chúng em tranh thủ gặp gỡ, chào mừng, tặng hoa các thầy cô và trò chuyện thân mật, vui vẻ, em ra về mà lòng thật hân hoan và vui sướng.
Cụm danh từ: Tuần lễ vừa qua; những bó hoa tươi thắm; buổi lễ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
1.
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá, để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thoả thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
2.
Gia đình tôi sống hoà thuận, đầm ấm nên đã được khu phố trao bằng “ Gia đình văn hoá mới ”. Anh tôi theo nghề của mẹ, dạy học ở trường Trung học Sư phạm thành phố. Hàng ngày anh lo kiểm tra bài vở, giúp đỡ, chỉ bảo cho em tôi đang học lớp Bốn. Chị dâu lại là học trò của bố, làm bác sĩ ở bệnh viện, nhưng về nhà lại lo công việc nội trợ. Bố mẹ tôi rất hài lòng khi thấy chúng tôi biết nhường nhịn, san sẻ cho nhau miếng ăn ngon, cũng như cưu mang, đỡ đần nhau những công việc trong gia đình.
3.
Chiến khu Đ là một căn cứ cách mạng ở Biên Hoà (Đồng Nai ). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Chiến khu Đ đã chịu đựng và vượt qua bao nhiêu gian lao thử thách ác nghiệt của thiên nhiên, đói rét bệnh tật, bom đạn, chất độc của kẻ thù để bảo vệ, giữ vững căn cứ, góp phần làm nên truyền thống “ Miền Nam gian lao mà anh dũng”. Chiến Khu Đ cũng là nỗi kinh hoàng đối với kẻ thù : “ Chiến Khu Đ còn - Sài Gòn mất”.
Chiến khu Đ là nơi đóng cơ quan lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Biên Hoà, Thủ Biên; các cơ quan Dân, Chính, Đảng của tỉnh, của huyện Tân Uyên; Chi đội 10, trung đoàn 310 ...
Hiện nay, Chiến khu Đ đã có ba di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia là : Căn cứ Khu Uỷ miền Đông, Địa đạo Suối Linh và căn cứ Trung ương cục miền Nam ( 1961-1962 ). Ban Tuyên giáo tỉnh Uỷ Đồng Nai đã nhận định :
- Trong tương lai, nơi đây ( Chiến khu Đ ) sẽ trở thành Trung tâm Văn hoá - Lịch sử sinh thái Chiến khu Đ của các tỉnh Đông Nam bộ, là điểm du lịch lí tưởng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.