Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
KiềU TriNh

viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thwo thứu 5 của bài thơ "Nhớ Rừng"

nguyen minh ngoc
11 tháng 1 2018 lúc 12:58

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Huong San
11 tháng 1 2018 lúc 13:26

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ,

Là nới giống hầm thiêng ta ngự trị.

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi

Hỡi cảnh rừng to lớn của ta ơi!

Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét cảnh tầm thường nhỏ bé do lũ người kia ngạo mạn bày ra, hổ ta nhớ lại day dứt, nhớ khôn nguôicảnh nước non hùng vĩ. Nhớ vương quốc tự do của nó. Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hồn theo giấc mộng ngàn. Chúa sơn lâm cất tiếng gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:

''Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!''


Các câu hỏi tương tự
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Quỳnh Phương
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Mai Vũ Kiều Vy
Xem chi tiết
Huyền Lê
Xem chi tiết
Lầm Lỗi
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết