* Việt Nam phải tiến hành đổi mới vì vào đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu. Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.
* Những thành tựu
- Về kinh tế
+ Năm 1986, Đảng xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
+ Đổi mới tư duy kinh tế, từ đó đổi mới cơ chế, chính sách về kinh tế để chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, hành chính, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Kinh tế giảm từng bước phát triển, chấm dứt khủng hoảng kinh tế xã hội (1996), trở thành quốc gia có thu nhập trung bình (2008).
- Về văn hoá- xã hội
+ 1998, phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
+ Nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc
+ Coi trọng văn hóa trong chính trị, kinh tế
+ Thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo
+ Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân
+ Đời sống nhân dân được cải thiện