Vì chính sách kinh tế mới đã xác định những biện pháp đúng đắn, thiết thực nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế nước Nga phát triển. Đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu thuế cố định thay cho trưng thu lương thực thừa đã có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, vì nông dân yên tâm sản xuất hơn.Với việc chuyển nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu của nền kinh tế đất nước khi mà chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp.Thực hiện chính sách kinh tế mới đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển nhanh chóng ( dựa theo sản lượng trong bảng thống kê để chứng minh).
- Tại vì:Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây : nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
-Kết quả : Trong những năm 1926 -1929, nhân dân Liên Xô tập trung mọi sức lực vào việc thực hiện bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ), ngành chế tạo máy móc nông nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng.Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dán Liên Xô tiến hành cải tạo nền nông nghiệp, thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể.