Nhiệt độ trên trái đất được hình thành là do hấp thụ ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời khi chiếu đến trái đất phần lớn bị phản xạ lại vũ trụ. Một phần được giữ lại ở tấng khí quyển của trái đất. Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời vào khoảng 150 triệu kilomet. Mặt khác chiều cao từ đỉnh núi so với mực nước biển tầm vào khoảng vài kilomet, một con số vô cùng nhỏ bé với 150 triệu km nên sự chênh lệch về cường độ ánh sáng hầu như không đáng kể.
Mặt đất và không khí chính là nơi hấp thụ ánh sáng mạnh nhất. Tầng khí quyển trái đất hầu như hấp thụ toàn bộ nhiệt lượng bức xạ. Càng lên cao áp suất càng giảm vì thế mật độ không khí trong khí quyển sẽ loãng theo. Vì vậy nhiệt lượng bức xạ hấp thu được từ ánh sáng mặt trời cùng giảm nên bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn khi đi lên cao, và có sự hình thành tuyết trên các đỉnh núi cao. Theo con số thống kê cho thấy, độ cao của mặt đất cứ tăng lên thêm 1000 mét thì nhiệt độ không khí lại giảm xuống 6,5 độ C, nên các ngọn núi cao thường có nhiệt độ rất thấp, tạo thành một lớp băng tuyết phủ kín ngọn núi. Tuy nhiên điều này chỉ đúng ở tầng đối lưu và tầng bình lưu và trung lưu của khí quyển từ khoảng 85 km trở xuống.
Từ “tầng nóng” của khí quyển càng lên cao nhiệt độ càng nóng. Tầng điện ly cách mực nước biển từ 50 km đến 80–85 kmhiệt độ có thể lên tới 2000 độ C. Ở tầng này không khí là Nito và Oxi hầu như ở trạng thái ion vì thế tầng “nóng” còn được gọi là tầng điện li. Đây chính là nơi phản xạ ánh sáng mặt trời chiếu tới nên có nhiệt độ rất cao. Tầng “ngoài” là nơi có nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ tăng theo độ cao, có thể lên đến 2500 độ C. Tầng ngoài cao khoảng 500–1.000 km đến 10.000 km, đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly.
Có thể nói nhiệt độ càng lên cao càng xuống thấp là đúng nhưng chỉ đúng trong một khoảng nhất định.
Trái Đất được bao quanh bởi một lớp khí quyển dày đặc có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các tia gây hại lớp khí quyển này hoạt động như một màng lọc , giúp lớp không khí gần mặt đất sạch hơn . Nhưng cần biết thêm là không khí được chia làm 3 lớp lớp khí gần mặt đất và lớp khí quyển dày nhất , lớp khí ở giữa mỏng hơn . Ánh sáng mặt trời mang nhiệt , vì thế khi truyền tới trái đất cũng sẽ mang theo nhiệt . Ở tầng khí quyển do lớp khí dày , ngoài việc cản các tia sáng nguy hiểm , thì nó cũng giữ lại một phần nhiệt lượng của các ánh sáng này , các chùm sáng còn lại tiếp tục đi vào trái đất . Khi đó nhiệt lượng truyền xuống mặt đất bị bức xạ trở lại vào không khí , do lớp khí dày nên nhiệt giữ lại khiến cho nhiệt độ tăng cao . Vì thế khi lên cao , lớp khí mỏng giữ nhiệt ít nên cảm thấy mát lạnh hơn
Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh
cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C
Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh
vì khi lên cao,ko khí loãng
=>càng lên cao,nhiệt độ càng giảm
cứ lên cao 100 mét thì nhiệt độ giảm đi 0,6 độ c