Tình huống 1: Bình (13 tuổi) là học sinh lớp 7A. Một hôm Bình mượn xe đạp của bạn Minh (cùng lớp) để đi chơi. Tuy nhiên, Bình đã tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử.
- Em nhận xét như thế nào về hành vi của Bình?
- Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để lấy lại chiếc xe đạp? Giải thích vì sao.
- Theo em, Bình và Minh có những quyền gì đối với chiếc xe đạp đó.
Tình huống 2: Lớp 7A và lớp 7B ở cạnh nhau. Giờ ra chơi, học sinh hai lớp nô đùa, xô đẩy nhau ngoài hành lang. Hùng ở l...
Đọc tiếp
Tình huống 1: Bình (13 tuổi) là học sinh lớp 7A. Một hôm Bình mượn xe đạp của bạn Minh (cùng lớp) để đi chơi. Tuy nhiên, Bình đã tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử.
- Em nhận xét như thế nào về hành vi của Bình?
- Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để lấy lại chiếc xe đạp? Giải thích vì sao.
- Theo em, Bình và Minh có những quyền gì đối với chiếc xe đạp đó.
Tình huống 2: Lớp 7A và lớp 7B ở cạnh nhau. Giờ ra chơi, học sinh hai lớp nô đùa, xô đẩy nhau ngoài hành lang. Hùng ở lớp 7A đẩy Quang ở lớp 7B ngã vào cánh cửa. Ô cửa kính bị vỡ, hai bạn bỏ chạy và không ai nhận lỗi về mình.
- Hãy chỉ ra những vi phạm của Hùng là Quang.
- Em sẽ góp ý như thế nào với hai bạn?
Tình huống 3: Trong khi đào bắt chuột, ông Nghĩa phát hiện 10 thỏi bạc cổ bị chôn giấu. Ông Nghĩa cho rằng đây là bạc vô chủ bị chôn giáu nên quyền sở hữu thuộc về ông là người tìm thấy.
- Ông Nghĩ suy nghĩ như vậy có đúng không? Tại sao?
- Trong trường hợp này, nấu là ông Nghĩa, em sẽ làm thế nào đối với số bạc đó?
- Hãy tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với “quyền sở hữu tài sản vô chủ” (Điều 228), “tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy” (Điều 229) trong Bộ luật Dân sự năm 2015