Từ văn bản tức nước vỡ bờ hãy cho biết: Hình ảnh cai lệ đc khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết ấy đã lột tả đc bản chất j của hắn
1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:
- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau
- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.
Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)
2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:
- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông)
- Ca ngợi cảnh Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh mà nên thơ ( Côn Sơn ca )
- Đèo ngang một vùng núi sông hoa cỏ tĩnh lặng mà trang nhã ( Qua Đèo ngang)
- Cảnh núi rừng Việt Bắc lung linh thơ mộng ( Nhớ rừng Việt Bắc )
- Ánh trăng rằm tháng giêng lồng lộng, tràn đầy trên sông ( Rằm tháng giêng )
Hãy dựa vào dàn ý trên , viết câu mở đoạn để liên kết cách phần với nhau.
Các bạn ơi giúp mình với, mình có một bài tập về tính thống nhất của văn bản: phân tích tính thống nhất của ba bài thơ: qua đèo ngang, sông núi nước nam và bạn đến chơi nhà.
Bạn nào biết có thể giúp mình được không ạ, mình cả ơn rất nhiều!!!!
Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của em bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé :
Thu ẩm , Thu Vịnh , Qua Đèo Ngang ,Chiều hôm nhớ nhà thuộc nhịp thơ nào?
Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu ( từ 1 đến 1,5 trang) làm rõ tinh yêu thiên nhiên của Bác Hồ trong các văn bản thơ 8 ( gạch chân tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ( câu chủ đề)) . Trong đoạn văn có câu phủ định( gạch chân)
Thơ ca cách mạng Việt Nam đầu tk20 đã khắc họa lên hình ảnh ng chí sĩ yêu nước dù trong hoàn cảnh tù đày, hiểm nguy nhưng vẫn luôn có tư thế hiên ngang,khí phách hào hùng và ý chí kiên định.
LƯU Ý: TỪ ĐẦU ĐỀ ĐẾN CHỐ HÀO HÙNG LÀ 1 LUẬN ĐIỂM VÀ CÒN LẠI" Ý CHÍ KIÊN ĐỊNH LÀ LUẬN ĐIỂM 2"
GIÚP MK NHÉ THANK YOU
1.Phát hiện các chi tiết góp phần khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật: bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu
2.Phân tích lời văn tự sự giàu cảm xúc của văn bản Tức nước vỡ bờ
Câu 1. Tác giả của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là ai?
A. O.Hen-ri. B. An-dec-xen. | C. Xec-van-tét. D. Lỗ Tấn. |
Câu 2. Tác giả của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là ai?
A. Thái An. B. Nguyễn Khắc Việt. | C. Ngô Tất Tố. D. Nguyễn Khắc Viện. |
Câu 3. Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, nhận định nào không nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên?
A.Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh.
B. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. | C. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. D. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. |
Câu 4. Trong câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” (Ôn dịch, thuốc lá), tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa. B. So sánh. | C. Liệt kê. D. Hoán dụ. |
Câu 5. Câu nào dưới đây sử dụng thán từ?
A. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu! B. Ngay cả tôi còn không biết. | C. Ta đi chơi nhé! D. Nó ăn những hai bát cơm. |
Câu 6. Câu văn nào dưới đây là câu ghép?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. B. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. | C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. |
Câu 7. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” (Trong lòng mẹ) là:
A. Quan hệ mục đích. B. Quan hệ nguyên nhân. | C. Quan hệ điều kiện. D. Quan hệ tiếp nối. |
Câu 8: Tình thái từ trong câu “Mẹ đi làm về ạ!” có tác dụng gì?
A. Dùng để tạo câu cầu khiến. B. Dùng để biểu thị sắc thái tình cảm. | C. Dùng để tạo câu cảm thán. D. Dùng để tạo câu nghi vấn. |