Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Thị Bích Nhạn

Vai trò của miêu tảvà các biện pháp nghệ thuật trong va2n bản thuyết minh. Người ta sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản thuyết minh

2. Thế nào là miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng thế nào

3. Viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm Truyện kiều của Nguyễn Du

4. Giới thiệu về truyện Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn dữ

5. Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của em trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tam

6. Trong văn bản tự sự, người kể chuyện có vai trò gì? Có mấy điểm nhìn trong văn bản? Giải thích

7. Hãy đóng vaiThu trong truyện Chiếc lược ngà để kể về người cha của mình trong lần về phép thăm nhà. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại

Thời Sênh
25 tháng 12 2018 lúc 19:41

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.



Nguyễn Thảo My
25 tháng 12 2018 lúc 19:43

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

minh nguyet
25 tháng 12 2018 lúc 19:51

3.

Gần hai trăm năm nay Truyện Kiều đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nước ta, trở thành một tài sản vô giá, một viên ngọc “càng mài càng sáng” trong kho tàng văn học Việt Nam.

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa lớn, một nhà nhân đạo lí tưởng, một đại thi hào tài ba của dân tộc. Suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm xuất sắc- một tài sản đồ sộ mà vô giá: đồ sộ về số lượng và vô giá về tầm tư tưởng cao cả vĩ đại vượt thời đại của đại thi hào. Trong đó, “Đoạn trường tân thanh” mà chúng ta vẫn hay gọi là “Truyện Kiều” là kiệt tác vĩ đại nhất và ông để lại cho nhân loại.

Truyện Kiều được viết theo thể loại truyện thơ gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm. Truyện được Nguyễn Du dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và là sản phẩm của sự tiếp thu có sáng tạo đồng thời phù hợp với văn hóa dân tộc.

Truyện kể về nàng Thúy Kiều, là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Truyện chia làm ba phần. Phần một: Gặp gỡ và đính ước: Trong ngày hội Đạp Thanh, Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ, tại đây, nàng gặp được nấm mồ của Đạm Tiên. Cũng tại nơi đây, khi hoàng hôn buông xuống, nàng và chàng thư sinh nho nhã Kim Trọng đã hội ngộ và mang lòng cảm mến đối phương để rồi sau đó, hai bên đã cùng nhau đính ước.

Phần hai: Gia biến và lưu lạc. Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải dứt lòng trao duyên cho Thúy Vân rồi bán mình chuộc cha. Nhưng nàng lại bị lần lượt bọn buôn người Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, khiến nàng rơi vào chốn lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh làm lẽ cho hắn. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen tức, bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Thật không may, sư Giác Duyên giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu là Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều rơi vào chốn phong trần lần nữa. Ở đây, nàng gặp người anh hung đội trời đạp đất Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, trên đường đi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Phàn ba: Đoàn tụ. Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin gia đình Kiều gặp nạn, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều quyết định: “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, một xã hội đồng tiền tha hóa mà con người bị vùi dập không thương tiếc. Ở đó, xuất hiện nhiều vô kể những quan ham ô lại, nhà chứa nhơ nhớp, con buôn giáo dở,… Từ xã hội như thế, con người nhất là người phụ nữ bị đối xử bất công, bị chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn không để mất đi một tâm hồn lương thiện tốt đẹp. Truyện đã cất tiếng nói cảm thông thương xót cho số phận con người đồng thời là sự khẳng định, đề cao tài năng, khát vọng sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng về một tình yêu hạnh phúc,…

Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát mà Nguyễn Du sử dụng đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống nhưng lại không mất đi được yếu tố bác học, thẩm mĩ của ngôn từ đã tạo cho Truyện Kiều một tầm cao khó sánh. Là một thể loại truyện thơ, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.

Mấy trăm nay trôi qua, Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị không chỉ bởi sự hoàn hảo của nguyên bản tác phẩm mà còn bởi tấm lòng nhân của Nguyễn Du sẽ tạo sức sống muôn đời cho tác phẩm.

5.

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòngSông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.

6.

Người kể chuyện có vai trò dần dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

7.

Hạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này…

Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to:"Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế…Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…

Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…

Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…

minh nguyet
25 tháng 12 2018 lúc 19:52

2.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật . Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.


Các câu hỏi tương tự
Vũ Việt Thành
Xem chi tiết
Hieu Nguyen Vu Minh
Xem chi tiết
Thành Nguyễn Văn
Xem chi tiết
hhhh
Xem chi tiết
lê nam
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Lâm Chí Vĩnh
Xem chi tiết
35 Nguyễn Thị Phương Tha...
Xem chi tiết
Hun00
Xem chi tiết