Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Quốc Huy

"Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây" đã trở thành truyền thống đạo lí của nhân dân ta từ ngàn đời nay. Bằng dẫn chứng trong ca dao và thực tế đời sống, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bùi Ngọc Diệp
30 tháng 4 2020 lúc 8:45

Trong di sản văn hóa dân tộc, Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày lễ trọng mang bản sắc văn hóa sâu sắc và độc đáo của dân tộc Việt Nam, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Dù đi đâu, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, tri ân. Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng, mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một nguồn cội.

Theo các tư liệu lịch sử và thống kê của các nhà nghiên cứu, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện có 1.417 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong đó, tỉnh Phú Thọ có 330 di tích thờ cúng Hùng Vương. Bởi vậy, có thể khẳng định, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ bó hẹp ở khu vực tỉnh Phú Thọ mà còn có sức lan tỏa ở khắp mọi miền đất nước. Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng như lớp phù sa lắng đọng và bồi tụ trong tâm thức người Việt, được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và cả ý chí của cả dân tộc; tạo thành sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trường tồn và phát triển. Ngày 6-12-2012, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức thông qua quyết định công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vì những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy tinh thần đại đoàn kết, tri ân tưởng nhớ, tôn kính tổ tiên.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân đất Việt. Đây cũng là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng; là dịp để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài; là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Năm Kỷ Hợi - 2019 là năm lẻ, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 3 tỉnh: Cần Thơ, Nghệ An, Sơn La theo Đề án Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 năm Kỷ Hợi (tức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 năm 2019). Tuy nhiên, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, diễn xướng, trưng bầy, triển lãm... đã được tổ chức từ ngày 1-3 năm Kỷ Hợi (tức từ ngày 5-4-2019) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì. Thông qua tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về hai di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ” đã được UNESCO vinh danh.

Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Phú Thọ là tổ chức phần Lễ đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc; gắn các hoạt động Hội vui tươi, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm và thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân chủ động tham gia. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuyệt đối; rút ngắn thời gian do cơ quan Nhà nước đứng ra tổ chức để dành nhiều thời gian cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện vai trò chủ thể trong các chương trình. Các hoạt động chủ yếu sử dụng nguồn vốn xã hội hoá, nguồn tự chủ của các đơn vị tham gia thực hiện. Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019 làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2020 với quy mô cấp Quốc gia do Trung ương đứng ra tổ chức.

Nét mới nổi bật của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay là phương châm xã hội hoá công tác tổ chức lễ hội. Hầu hết các nhiệm vụ trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi - 2019 được giao cho các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành, thị một cách chuyên sâu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị, địa phương. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cũng theo hướng tinh thần xã hội hoá, để dần dần đưa các hoạt động lễ hội trở về với cộng đồng, để người dân thực sự làm chủ lễ hội. Hoạt động dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng không chỉ còn là hoạt động chính do UBND tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện mà bắt đầu từ năm nay, toàn bộ 13 huyện, thành, thị cũng thực hiện nội dung này theo chương trình, kịch bản riêng của mỗi địa phương. Việc này vừa phát huy tính chủ động, trách nhiệm của các địa phương tham gia vào các hoạt động Giỗ Tổ, củng cố khối đại đoàn kết giữa chính quyền với nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện đúng giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, là sự riêng có của dân tộc Việt Nam.

Phần Lễ gồm 6 hoạt động chính, trong đó Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức tại Đền Thượng ngày 10-3 năm Kỷ Hợi, tức ngày 14 tháng 4 năm 2019. Cùng với lễ dâng hương được tổ chức trên Đền Thượng, các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn, tỉnh Phú Thọ có chủ trương vận động mỗi gia đình có một “mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị, đảm bảo trang nghiêm, đầm ấm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc vào thời điểm Chủ lễ đọc Chúc văn trên Đền Thượng.

Không gian phần Hội được trải rộng từ Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến thành phố Việt Trì, trong đó nổi bật là chương trình khai hội Đền Hùng bắt đầu từ 19 giờ 45 phút ngày 8-3 năm Kỷ Hợi (tức ngày 12-4-2019) với các hoạt động: Trình diễn diễn xướng dân gian, chương trình nghệ thuật chào mừng với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật 3 tỉnh, thành phố (thành phố Cần Thơ, tỉnh Nghệ An, tỉnh Sơn La) và các ca sỹ nổi tiếng. Kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa tầm cao tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Toàn bộ nội dung chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Phú Thọ và sóng truyền hình một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, triển lãm, diễn xướng như mọi năm, phần Hội năm nay còn diễn ra nhiều hoạt động có nét mới như: Hội sách Đất Tổ tại Ngã 5 Đền Giếng; trưng bầy hoa, cây cảnh tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì; tổ chức các hoạt động văn nghệ biểu diễn hàng đêm tại sân khấu Quảng trường Hùng Vương; hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của các vùng miền năm 2019.

Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2019 cũng là dịp để nhân dân Phú Thọ giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hát Xoan tới đồng bào cả nước. Hội Xoan năm nay sẽ tiếp tục được tổ chức ở nhiều điểm, từ di tích được cho là nơi khởi phát làn điệu Xoan nổi tiếng (miếu Lãi Lèn, phường Phượng Lâu, thành phố Việt Trì) đến không gian lễ hội dân gian đường phố, hứa hẹn mang đến cảm nhận sâu sắc về một loại hình di sản đặc biệt của vùng Đất Tổ. Các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa, nghệ thuật tại Lễ hội Đền Hùng, không chỉ là minh chứng cho sự giàu có về bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ, mà còn giúp đồng bào thêm tự hào về nguồn gốc con Lạc, cháu Hồng, tìm thấy ở đó những gốc rễ bền chặt, góp phần làm nên giá trị trường tồn cho nền tảng văn hóa dân tộc. Một điểm mới nữa là quy mô tổ chức hội trại văn hoá năm nay được mở rộng, ngoài gian trại của 13 huyện, thành, thị còn có sự tham gia gian hàng quảng bá thương hiệu, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp lớn trong cả nước với nhiều sản phẩm phong phú (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel, Vingroup, Toyota, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT...).

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tạo sự hài lòng cho nhân dân và du khách thập phương, tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai thực hiện "5 không" tại lễ hội (Không có tình trạng ùn tắc giao thông; không để xảy ra tình trạng kinh doanh, dịch vụ với giá cả mang tính “chặt, chém”; không có người ăn xin, ăn mày; không để xảy ra các hành vi mang tính phản cảm; không để mất vệ sinh an toàn thực phẩm). Tổ chức chỉnh trang cơ sở vật chất tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng như đầu tư, tôn tạo cảnh quan khu vực Ngã 5 Đền Giếng; chỉnh trang cảnh quan trục hành lễ; sắp xếp, bố trí các điểm kinh doanh dịch vụ đảm bảo khoa học, hợp lý và phù hợp với cảnh quan chung của Khu Di tích; nâng cấp các bãi đỗ xe theo hướng giao thông khép kín; xây dựng mới các khu vệ sinh cao cấp phục vụ nhân dân và du khách thập phương... Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; chống ùn tắc, chen lấn, xô đẩy và đảm bảo an toàn giao thông; có các phương án cứu hộ, cứu nạn, ứng phó kịp thời trong mọi tình huống khi có sự cố xảy ra. Triển khai đưa vào hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn người dân và du khách về giao thông, điểm tham quan, tour du lịch và các dịch vụ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Đồng thời, công khai số điện thoại đường dây nóng tại các địa điểm xung quanh khu vực Đền Hùng để tiếp nhận nhanh nhất thông tin phản ánh của nhân dân và du khách.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp mỗi người dân đất Việt tỏ lòng hiếu kính tới các bậc tiền nhân đã có công khai sơn, trị thủy, gìn giữ sơn hà, đồng thời cùng hòa mình vào không gian văn hóa, lịch sử kỳ vĩ với bao truyền thuyết, huyền tích thấm đẫm qua khối di sản vô giá đang hiện hữu trên mảnh đất này. Với kinh nghiệm tổ chức Giỗ Tổ nhiều năm và sự chuẩn bị chu đáo, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi 2019 sẽ tiếp tục là một trong những lễ hội mẫu mực của cả nước, đậm đà bản sắc dân tộc, thân thiện, gần gũi và hấp dẫn du khách về với cội nguồn; đồng thời tích cực quảng bá rộng rãi về hai di sản: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ” đã được UNESCO vinh danh; khẳng định ý nghĩa cùng những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên quê hương Đất Tổ.


Các câu hỏi tương tự
Đặng Quốc Huy
Xem chi tiết
Đặng Quốc Huy
Xem chi tiết
Đặng Quốc Huy
Xem chi tiết
Đặng Quốc Huy
Xem chi tiết
Đặng Quốc Huy
Xem chi tiết
Đặng Quốc Huy
Xem chi tiết
Love you
Xem chi tiết
Cao Thư
Xem chi tiết
thiên bảo
Xem chi tiết