Áp dụng phương pháp dùng đồng vị phóng xạ \(_6^{14}C\) đề định tuổi của các cổ vật. Kết quả đo cho thấy độ phóng xạ của một tượng cổ bằng gỗ khối lượng m là 4 Bq. Trong khi đó độ phóng xạ của một mẫu gỗ khối lượng 2 m của một cây vừa mới được chặt là 10 Bq. Lấy T = 5570 năm. Tuổi của tượng cổ này là
A.1794 năm.
B.1794 ngày.
C.1700 năm.
D.1974 năm.
Đồng vị phóng xạ phân rã thành với phương trình phản ứng:
Một khối đá được phát hiện có chứa 42g và 23g . Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa nguyên tố chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của . Hãy tính?
Số nguyên tử ban đầu. Thể tích khí Hêli đã thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
Một chế phẩm có độ phóng xạ 1250 Ci /mmol và hoạt tính riêng là 1Ci/ml . Chu kì phân rã của nhân phóng xạ là 89 ngày.
1.Tính độ phân rã của chế phẩm theo số phân rã trong một phút của một mmol (dpm/mmol)
2.Tính độ phóng xạ của chế phẩm này (bằng dpm/mmol) khi chế phẩm chứa 100% phân tử phóng xạ. Ở trường hợp này 1 mmol chế phẩm có 5,41.10^-6 mmol bị phân rã trong phút đầu
3. Tính lượng ban đầu của các phân tử phóng xạ có trong 1 mmol chế phẩm
4.Cần bao lâu để phân rã hết 0,1 mmol phân tử phóng xạ nếu lúc đầu lấy 1 mmol chế phẩm
5. Tính hoạt tính riêng của chế phẩm sau 250 ngày
( Hoạt tính riêng biểu thị độ phóng xạ của 1 đơn vị khối lượng hay 1 đơn vị thể tích)
Một mẫu phóng xạ Si31 ban đầu trong 5 phút có 196 nguyên tử bị phân rã, nhưng sau đó 5,2h (kể từ lúc t = 0) cùng trong 5 phút chỉ có 49 nguyên tử bị phân rã. Chu kỳ bán rã của Si31 là bao nhiêu?
Khi phân tích một mẫu gỗ, người ta xác định được rằng 87,5 % số nguyên tử đồng vị phóng xạ \(_6^{14}C\) đã bị phân rã thành các nguyên tử \(_7^{14}N\) . Biết chu kì bán rã của là T = 5570 năm. Tuổi của mẫu gỗ này là
A.16710 năm.
B.17000 năm.
C.16100 năm.
D.16710 ngày.
Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A.\(\frac{1}{16}N_0.\)
B.\(\frac{1}{8}N_0.\)
C.\(\frac{1}{4}N_0.\)
D.\(\frac{15}{16}N_0.\)
Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20 % hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5 % so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
A.50 s.
B.25 s.
C.400 s.
D.200 s.
Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có chu kì bán rã T. Sau khoảng thời gian t = 0,5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A.\(\frac{N_0}{2}.\)
B.\(\frac{N_0}{\sqrt{2}}.\)
C.\(\frac{N_0}{4}.\)
D.\(N_0\sqrt{2}.\)
Biết đồng vị phóng xạ \(_6^{14}C\) có chu kì bán rã 5730 năm. Giả sử một mẫu gỗ cổ có độ phóng xạ 200 phân rã/phút và một mẫu gỗ khác cùng loại, cùng khối lượng với mẫu gỗ cổ đó, lấy từ cây mới chặt, có độ phóng xạ 1600 phân rã/phút. Tuổi của mẫu gỗ cổ đã cho là
A.1910 năm.
B.2865 năm.
C.11460 năm.
D.17190 năm.