Ôn tập góc với đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
cha gong-won

Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) ta vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M, vẽ \(MI\perp AB,MK\perp AC\) (\(I\in AB,K\in AC\))

a. vẽ MP\(\perp\)BC (P\(\in\)BC). chứng minh góc MPK= góc MBC

b. Xác định vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC đề tích MI.MK.MP đạt giá trị lớn nhất

Mysterious Person
5 tháng 6 2017 lúc 13:01

a) xét tứ giác KMPC ta có : MPC = 90 (MP\(\perp\)BC)

MKC = 90 (MK\(\perp\)AC)

\(\Rightarrow\) MPC + MKC = 180

mà 2 góc này ở vị trí đối nhau \(\Rightarrow\) tứ giác KMPC nội tiếp

\(\Rightarrow\) MPK = MCK (2 góc nội tiếp cùng chắng cung MK của tứ giác KMPC)

MCK = MBC (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắng cung CM của (o))

\(\Rightarrow\) MPK = MBC (đpcm)

Mysterious Person
5 tháng 6 2017 lúc 13:43

xét tứ giác PBMI ta có :

BPM = 90 (MP\(\perp\)BC)

BIM = 90 (MI\(\perp\)BA)

\(\Rightarrow\) BPM + BIM = 180

mà 2 góc này ở vị trí đối nhau \(\Rightarrow\) tứ giác PBMI là tứ giác nội tiếp

\(\Rightarrow\) MIP = MBP (2 góc nội tiếp cùng chắng cung MP của tứ giác PBMI )

mà MBP = MPK (chứng minh trên)

\(\Rightarrow\) MIP = MPK

ta có : PMI + PBI = 180

PMK + PCK = 180

mà ABC = ACB

\(\Rightarrow\) PMK = PMI

xét \(\Delta\) MIP và \(\Delta\) MPK

ta có : PMK = PMI (chứng minh trên)

MIP = MPK (chứng minh trên)

\(\Rightarrow\) \(\Delta\) MIP đồng dạng \(\Delta\) MPK

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{MI}{MP}\) = \(\dfrac{MP}{MK}\) \(\Leftrightarrow\) MP2 = MI . MK

\(\Rightarrow\) MI . MK . MP = MP3

\(\Rightarrow\) MI . MK . MP lớn nhất \(\Leftrightarrow\) MP lớn nhất

\(\Rightarrow\) M nằm chính giửa BC


Các câu hỏi tương tự
Trần Đặng Hoàng Nam
Xem chi tiết
ngo hoang khang
Xem chi tiết
Mai Thị Thanh Xuân
Xem chi tiết
le hung
Xem chi tiết
Xích U Lan
Xem chi tiết
Ngô Chí Thành
Xem chi tiết
Anh Văn Trung Tâm
Xem chi tiết
Long Phùng
Xem chi tiết
vietanh311
Xem chi tiết