Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

datcoder

Trung du và miền núi Bắc Bộ (hay Trung du và miền núi phía Bắc) có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội. Thiên nhiên có sự phân hoá giữa Đông Bắc và Tây Bắc, thành phần dân tộc đa dạng, chất lượng cuộc sống được cải thiện,... Vậy những đặc điểm đó được biểu hiện như thế nào? Các ngành kinh tế phát triển và phân bố ra sao?

datcoder
20 tháng 4 lúc 10:54

- Đặc điểm phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc: Địa hình, khí hậu, sông hồ, khoáng sản, sinh vật,...

- Đặc điểm thành phần dân tộc:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nhất cả nước. Dân tộc Kinh chiếm gần 44%, các dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái, Mường, HMông, Dao....) chiếm hơn 56% dân số của vùng. 

+ Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến.

+ Trình độ dân trí, trình độ của người lao động và mức sống dân cư trong vùng ngày càng nâng cao.

+ Các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Mỗi dân tộc đều có nét văn hoá riêng nhưng luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội.

- Phát triển và phân bố các ngành kinh tế: 

+ Đây là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch.

+ Sự phân bố: phân bố khắp các tỉnh, thành, khu vực của miền Trung du và miền núi Bắc Bộ