Theo diễn biến tác phẩm, Tử Văn được miêu tả tương quan với lần lượt các nhân vật: hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, Thổ Thần. Qua các tương quan này, nhân vật Tử Văn hiện lên với các phẩm chất: chính nghĩa, cương trực, dũng cảm, gan dạ, luôn muốn trừ hại cho nhân dân.
a. Cuộc gặp gỡ giữa Giữa Tử Văn hồn ma tướng giặc:
- Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, vốn là tên tướng bại trận của giặc Minh. Sau khi chết, trở thành hồn ma đuổi cả thổ công và mua chuộc những thổ thần bên cạnh để có thể tự do tác oai, tác quái. Khi nói chuyện với Ngô Tử Văn, hắn tự xưng là “Tản văn cư sĩ”, tỏ vẻ hiểu biết nhưng mục đích cuối cùng đe dọa, đòi trả lại đền. Không những là một tên gian ác, xảo trá, hồn ma tên tướng giặc còn giả vờ nhân nghĩa, lấy oai linh của quỷ thần hăm dọa để ép Ngô Tử Văn phải làm: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”.
- Tất cả những hành động hăm dọa của tên tướng không thể làm Ngô Tử Văn e sợ, chàng mặc kệ, vẫn “cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.
→ Hồn ma bách hộ họ Thôi: hiện thân cho cái ác, cái gian tà >< Ngô Tử Văn: đại diện cho chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, luôn tin tưởng vào hành động của bản thân mình
b. Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với Thổ thần:
Khi nghe lời kể của thổ thần, Tử Văn hiểu rõ sự việc, cảm thấy bất bình, quyết tâm trừ bạo để bảo vệ người dân
→ Thể hiện sự chính nghĩa, khẳng định sự dũng cảm, chính trực của Tử Văn.
c. Khi bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ:
- Hồn ma Bách hộ họ Thôi kiện Tử Văn ở âm phủ, Diêm vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không run sợ, một mực kêu oan, kể lại sự việc bằng lời lẽ cứng cỏi
→ Thể hiện được tính cách gan dạ, cứng cỏi, mạnh mẽ.