1. Giới hạn, chấp nhận hay phá bỏ?
Trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
2. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: "Thơ ca không làm ra thóc vàng gạo trắng nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng"
Làm sáng tỏ ý kiến trên.
3. Làm người thì quý thẳng, làm thơ thì quý cong.
Chứng minh ý kiến trên.
4. Điểm tựa cũng có thể đơn giản là một cuốn sách đưa ta trở lại với tuổi thơ hoặc trở lại với chính mình. Nó cũng có thể là một bản nhạc hay bộ phim giúp chúng ta chạy trốn nỗi cô đơn hoặc những ngày trống rỗng.
Trình bày suy nghĩ về điểm tựa của con người trong cuộc sống.
Các bạn giúp Ann với nha!!! Cảm ơn các bạn nhiều <3
Đọc câu chuyện sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới:
Bức tranh tuyệt vời
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình người .Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.” Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ?…” Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”.
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)
1. Có những điều gì được coi là đẹp nhất trần gian được nhắc đến trong văn bản?
2. Theo văn bản, tại sao người họa sĩ đặt tên cho bức tranh đẹp nhất trần gian của mình là "gia đình"
3. theo em, vì sao vị giáo sư cho rằng: " điều đẹp nhất trần gian là niềm tin "?
4. Thông điệp có ý nghĩa nhất với em là gì? Giải thích
5. Hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của gia đình với mọi người
I . ĐỌC HIỂU ( 3 . 0 điểm )
Đọc đoạn trích dướiđây :
Tuổi Trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn . Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng . ( . . . ) Người ta bảo , thời gian là vàng bạc , nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công . ( . . . ) Thế giới này là bạn , đất nước này là của chúng ta . Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi . Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp , và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi , hãy ra đi để nhìn để hiệu ; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính , trên smartphone ” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian , mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài . Biến tri thức của loài người , của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng , vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình . Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp . Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân , nhận diện cái đúng , cái sai , cái đáng làm và cái không nên làm . Trường đời là trường học vĩ đại nhất , nhưng để có thành công bạn nên có nên tảng về mọi mặt , thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có khi vấp ngã .
( Trích Bài phát biểu của PGS . TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội )
Thực hiện các yêu cầu : Câu 1 . Nêu nội dung chính của đoạn trích ?
Câu 2 . Anh chị hiểu thế nào về câu nói “ Trường đời là trường học vĩ đại nhất , nhưng để có thành công bạn nên có nên tảng về mọi mặt , thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có khi vấp ngã . ”
Câu 3 . Chỉ ra phép tu từ mà tác giả sử dụng trong câu văn sau ? Phân tích tác dụng của phép tu từ đó ? “ Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp , và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi , hãy ra đi để nhìn để hiểu ; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính , trên “ smartphone ” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian , mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài . ”
Câu 4 : Anh chị có đồng tình với quan điểm “ Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường đề ngày mai khởi nghiệp ” không ? Vì sao ?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
(1)Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.
(2)Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
(3)Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử).
(Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007)
1.Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
2.Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước” ?
3.xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn (3)
4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống- đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là "Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, mà đừng sợ thất bại. Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2015, tr.64)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Cách thức được tác giả lựa chọn để chinh phục thế giới rộng lớn? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”? (1,0 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến của tác giả: “Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong”. (2,0 điểm)
Câu 2. Triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn (Ngữ văn 10, Tập 1). (5,0 điểm)
Em hãy cho biết 2 luận điểm chính trong khổ thơ 1 của bài Đại Cáo bình ngô
ĐỀ 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2010, tr.31,32)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?(0,5 điểm)
Câu 2. Nêu những việc làm của các thánh đế minh vương thể hiện sự trọng đãi hiền tài trong đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 3. Nhận xét thái độ của tác giả đối với người hiền tài thể hiện trong đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh chị về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (1,0 điểm)
ĐỀ 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)
1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”
(Trich Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28)
Câu 1 : Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3 : Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông? (1,0 điểm )
Câu 4 : Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay. (2,0 điểm)
Nhà văn Mĩ Hellen tâm sự " tôi đã từng khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy 1 người không có chân để đi giày"
Anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tâm sự trên. ( ngắn ngắn thoy nha mb k phải viết MB TB KB )