Chương III- Điện học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Hoàng Bích Phương

Trong cơn giông thường xuất hiện sấm chớp. Giải thích

Trương Hồng Hạnh
16 tháng 3 2017 lúc 8:36

Sấm chớp là sự truyền điện tích từ đám mây xuống mặt đất hoặc giữa các đám mây với nhau khi chúng nhiễm điện mạnh trái dấu ở dạng tia lửa điện. Vì vậy, trong cơn giông thường có sấm chớp.

Thảo Phương
19 tháng 4 2017 lúc 20:48
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

Các câu hỏi tương tự
Ran Mori
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Nghĩa
Xem chi tiết
Lê Hồng Ánh
Xem chi tiết
Koro-sensei
Xem chi tiết
Nguyên Thảo
Xem chi tiết
123 Buidoanminhhuy
Xem chi tiết
Đỗ Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Tạ Thị Phương Linh
Xem chi tiết