Trong bài thơ "Việt Nam quê hương ta", nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết về đất nước:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn!
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Cũng viết về đất nước, nhà thơ Tố Hữu lại viết trong bài thơ "Miền Nam":
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất nước anh hùng của thế kỉ 20!
Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ
Có miền Nam, anh dũng tuyệt vời.
a) So sánh giọng điệu của 2 đoạn thơ
b) Giải thích vì sao nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nhà thơ Tố Hữu cùng chỉ một khái niệm nhưng dùng những từ Thuần Việt và Hán Việt khác nhau (Hãy chỉ ra các từ đông nghĩa Thuần Việt - Hán Việt)
c) So sánh thể thơ 2 loại
a. So sánh giọng điệu của 2 bài thơ đều nói về đất nước :
Bài 1 : Thiết tha , gần gũi thân thương
Bài 2 : Trang trọng , tự hào khâm phục
b) Nhà thơ Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước nhà . Ông có số lượng tác phẩm lớn . Nhưng có lẽ trong số các tác phẩm của ông , bài thơ "Việt Nam thân yêu " là bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Đây chỉ là một đoạn thơ trong bài nhưng cũng thật hay và đặc sắc.Đoạn thơ bộc lộ rất rõ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh đẹp trên khắp đất nước : những biển lúa mênh mông , những cánh cò trắng trải rộng trên nền trời xanh thẳm, những dãy núi , những dòng sông trong veo , ... tất cả tạo lên vẻ đẹp trù phú , bình dị và nên thơ cho Tổ quốc.
Hình ảnh " biển lúa " rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào sâu sắc về sự giàu đẹp , trù phú của quê hương. Hình ảnh " cánh cò bay lả dập dờn " gợi vẻ nên thơ , xao xuyến mọi tấm lòng. Nó còn gợi cho ta cái vẻ thanh bình , vui tươi của chốn miền quê . Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ " đỉnh Trường Sơn " cao vời vợi sớm chiều mây phủ . Qua đây ta cảm nhận được tác giả tha thiết yêu quý và tự hào về quê hương , đất nước của mình.