Gợi ý:
+ Tác giả tả về vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của ngôi nhà của Bác lúc thiếu thời cũng như bao ngôi nhà ở làng quờ Việt nam. Thấy được ngôi nhà của Bác thật gần gũi, chan hoà với cảnh vật quờ hương. Sống trong ngôi nhà đó, Bác Hồ được lớn lờn trong tình Yêu thương của gia đình: vừng gai ru mát những trưa nắng hố.
+ Chỉ ra và hiểu rừ ý nghĩa của cỏc yếu tố nghệ thuật cú trong đoạn thơ:
– Biện phỏp đảo ngữ: “nghiờng nghiờng mỏi lợp”
– Biện phỏp nhõn hoỏ: “Vừng gai ru mát những trưa nắng hố.”
Gợi ý:
Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được sự đơn sơ, giản dị của ngôi nhà Bác Hồ đã sống thuở niên thiếu. Cũng như bao ngôi nhà khác của các làng quê Việt Nam, ngôi nhà của Bác cũng “nghiêng nghiêng mái lợp” (Mái được lợp bằng lá), cũng dãi nắng dầm mưa, cũng mộc mạc với chiếc giường tre, chiếc “võng gai ru mát những trưa nắng hè”. Song trong ngôi nhà đó, Bác Hồ đã được lớn lên trong tình cảm yêu thương tràn đầy của gia đình. Có thể nói, ngôi nhà đơn sơ mà đầy tình yêu thương đó chính là chiếc nôi ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác. Chính ngôi nhà đó đã góp phần tạo nên con người Bác, một vị lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la.
Đọc đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngôi nhà của Bác- nơi Bác được sinh ra và đã trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác thật đơn sơ và giản dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam. Mái tranh nghiêng nghiêng trải bao mùa mưa nắng, chiếc giường tre, chiếc võng gai thật mộc mạc đơn sơ. Sống trong ngôi nhà bình dị đó, Bác đã được ấp ủ, che chở, vỗ về bởi tình cảm yêu thương của gia đình (võng gai ru mát những trưa nắng hè) và có lẽ cũng chính nơi đó đã khởi nguồn cho những chí hướng lớn lao, vĩ đại sau này của Bác.