Trộn CuO với một oxit của kim loại hóa trị II không đổi theo tỉ lệ 1:2 được hỗn hợp X. Cho 1 luồng CO nóng dư đi qua 2,4 g X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần 40 ml dd HNO3 2,5M, chỉ thoát ra khí NO duy nhất và dung dịch thu được chỉ chứa muối của 2 kim loại nói trên. Xác định kl chưa biết.
Ta có: 2,4 gam hỗn hợp X: \(\left\{{}\begin{matrix}CuO:a\left(mol\right)\\RO:b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow80a+2Ra+32a=2,4\left(I\right)\)
*TH1: Oxit của kim loại R bị khử bởi CO tạo thành kim loại R
\(CuO\left(a\right)+CO-t^o->Cu\left(a\right)+CO_2\)
\(RO\left(2a\right)+CO-t^o->R\left(2a\right)+CO_2\)
\(3Cu\left(a\right)+8HNO_3\left(\dfrac{8a}{3}\right)\rightarrow3Cu\left(NO_3\right)_2+2NO+4H_2O\)
\(3R\left(2a\right)+8HNO_3\left(\dfrac{16a}{3}\right)\rightarrow3R\left(NO_3\right)_2+2NO+4H_2O\)
\(\Rightarrow\dfrac{8a}{3}+\dfrac{16a}{3}=0,1\)
\(\Rightarrow a=0,0125\left(mol\right)\)
Thay vào (I) => R = 40 (loại)
* TH2: Kim loại R không bị khử bởi CO
\(CuO\left(a\right)+CO-t^o->Cu\left(a\right)+CO_2\)
\(3Cu\left(a\right)+8HNO_3\left(\dfrac{8a}{3}\right)\rightarrow3Cu\left(NO_3\right)_2+2NO+4H_2O\)
\(RO\left(2a\right)+2HNO_3\left(4a\right)\rightarrow R\left(NO_3\right)_2+H_2O\)
\(\Rightarrow\dfrac{8a}{3}+4a=0,1\)
\(\Rightarrow a=0,015\left(mol\right)\)
Thay vào (I) => R = 24 (Mg)
Vậy kim loại R chưa biết là Mg