Bài 18. Xác suất có điều kiện

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Trở lại trò chơi "Ô cửa bí mật" trong tình huống mở đầu. Giả sử người chơi chọn cửa số 1 và người quản trò mở cửa số 3 .
Kí hiệu $\mathrm{E}_1$; $\mathrm{E}_2$; $\mathrm{E}_3$ tương ứng là các biến cố: "Sau ô cửa số 1 có ô tô"; "Sau ô cửa số 2 có ô tô"; "Sau ô cửa số 3 có ô tô" và H là biến cố: "Người quản trò mở ô cửa số 3 thấy con lừa".
Sau khi người quản trò mở cánh cửa số 3 thấy con lừa, tức là khi H xảy ra. Để quyết định thay đổi lựa chọn hay không, người chơi cần so sánh hai xác suất có điều kiện: $P\left(E_1 \mid H\right)$ và $P\left(E_2 \mid H\right)$.
a) Chứng minh rẳng:
$$
\begin{aligned}
& P\left(E_1\right)=P\left(E_2\right)=P\left(E_3\right)=\frac{1}{3} \\
& P\left(H \mid E_1\right)=\frac{1}{2} \text { và } P\left(H \mid E_2\right)=1
\end{aligned}
$$
b) Sử dụng công thức tính xác suất có điều kiện và công thức nhân xác suất, chứng minh rằng:
$$
\begin{aligned}
& \mathrm{P}\left(\mathrm{E}_1 \mid \mathrm{H}\right)=\frac{P\left(E_1\right) \cdot P\left(H \mid E_1\right)}{P(H)} \\
& \mathrm{P}\left(\mathrm{E}_2 \mid \mathrm{H}\right)=\frac{P\left(E_2\right) \cdot P\left(H \mid E_2\right)}{P(H)}
\end{aligned}
$$
c) Từ các kết quả trên hãy suy ra:
$$
P\left(E_2 \mid H\right)=2 P\left(E_1 \mid H\right)
$$

Từ đó hãy đưa ra lời khuyên cho người chơi: Nên giữ nguyên sự lựa chọn ban đầu hay chuyến sang cửa chưa mở còn lại?
Hướng dẫn: Nếu $\mathrm{E}_1$ xảy ra, tức là sau cửa số 1 có ô tô. Khi đó, sau cửa số 2 và 3 là con lừa. Người quản trò chọn ngẫu nhiên một trong hai cửa số 2 và 3 để mở ra. Do đó, việc chọn cửa số 2 hay cửa số 3 có khả năng như nhau. Vậy $P\left(H \mid E_1\right)=\frac{1}{2}$.
Nếu $\mathrm{E}_2$ xảy ra, tức là sau cửa số 2 có ô tô. Khi đó, người quản trò chắc chẳn phải mở cửa số 3 . Do đó, $\mathrm{P}(\mathrm{H}$ | $\left.E_2\right)=1$

datcoder
28 tháng 10 lúc 6:36

a) Vì chỉ có một chiếc ô tô đằng sau ba cánh cửa nên \(P\left( {{E_1}} \right) = P\left( {{E_2}} \right) = P\left( {{E_3}} \right) = \frac{1}{3}\).

Nếu \({E_1}\) xảy ra, tức là sau cửa sổ 1 có ô tô. Khi đó, sau cửa số 2 và 3 là con lừa. Người quản trò chọn ngẫu nhiên một trong hai cửa số 2 và 3 để mở ra. Do đó, việc chọn cửa số 2 hay cửa số 3 có khả năng như nhau. Vậy \(P\left( {H|{E_1}} \right) = \frac{1}{2}\).

Nếu \({E_2}\) xảy ra, tức là cửa số 2 có ô tô. Khi đó, người quản trò chắc chắn phải mở cửa số 3. Do đó \(P\left( {H|{E_2}} \right) = 1\).

b) Ta có: \(P\left( {{E_1}|H} \right) = \frac{{P\left( {{E_1}H} \right)}}{{P\left( H \right)}} = \frac{{P\left( {{E_1}} \right).P\left( {H|{E_1}} \right)}}{{P\left( H \right)}}\),

\(P\left( {{E_2}|H} \right) = \frac{{P\left( {{E_2}H} \right)}}{{P\left( H \right)}} = \frac{{P\left( {{E_2}} \right).P\left( {H|{E_2}} \right)}}{{P\left( H \right)}}\).

c) Vì \(P\left( {{E_1}|H} \right) = \frac{{P\left( {{E_1}} \right).P\left( {H|{E_1}} \right)}}{{P\left( H \right)}}\), \(P\left( {{E_2}|H} \right) = \frac{{P\left( {{E_2}} \right).P\left( {H|{E_2}} \right)}}{{P\left( H \right)}}\), \(P\left( {H|{E_1}} \right) = \frac{1}{2}\) và \(P\left( {H|{E_2}} \right) = 1\) nên \(P\left( {{E_2}|H} \right) = 2P\left( {{E_1}|H} \right)\) do đó người đó nên chuyển sang cửa còn lại.